Clip GS Hồ Ngọc Đại giải thích thuyết phục nhất về phương pháp đọc chữ bằng ô vuông

Theo clip GS Hồ Ngọc Đại giải thích chi tiết về phương pháp đọc chữ bằng ô vuông thì tiếng (âm,nói) đã có từ hàng nghìn năm, còn chữ chỉ là quy ước và sau này mới có; học sinh cần phân biệt tiếng trước khi học và biết mặt chữ...

Thời gian qua, nhiều người dân đang tranh cãi xung quanh việc dạy trẻ lớp 1 học chữ theo cách "lạ" như đọc chữ bằng ô vuông, tam giác, tròn; c/k/q đều đọc là "cờ"...

Đây là những nội dung được giảng dạy theo chương trình Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục tại Việt Nam của GS Hồ Ngọc Đại.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên một đài truyền hình mới đây, GS Hồ Ngọc Đại đã giải thích chi tiết về phương pháp dạy chữ trong sách của mình cũng như lý giải tại sao nhiều phụ huynh lại thấy cách dạy này "lạ".

Xem GS Hồ Ngọc Đại giải thích đầy đủ nhất về phương pháp đọc chữ bằng ô vuông

Phụ huynh thấy lạ vì chưa bao giờ được học

Theo đó, GS Hồ Ngọc Đại cho biết: Bản chất cuộc sống của trẻ em hiện đại hoàn toàn khác với quá khứ. Cho nên không thể căn cứ vào quá khứ của thế hệ già để giáo dục thế hệ trẻ được nhưng ngày xưa thì được. Ở thế kỷ 21, chỉ có thể căn cứ vào thế hệ trẻ để dạy thế hệ trẻ. Thế hệ trẻ được hưởng những thành tựu chưa hề có trong lịch sử. Cách đánh vần Tiếng Việt hiện nay là chưa hề có trong thời kì bố mẹ, ông bà đã học.

clip gs ho ngoc dai giai thich thuyet phuc nhat ve phuong phap doc chu bang o vuong
GS Hồ Ngọc Đại trong buổi chia sẻ với báo chí ngày 8/9 về Công nghệ giáo dục. Ảnh: Đình Tuệ.

"Năm 1977 mới tổng kết công trình nghiên cứu về ngữ âm Tiếng Việt trong 300 năm. Từ đầu tổng kết thành giáo trình dạy cho sinh viên năm thứ 3 khoa Ngôn ngữ học – Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Tới năm 1978, tôi đưa vào dạy lớp 1. Bản thân tôi cũng phải học và nghiên cứu cái đó đã. Sau đó còn phải điều chỉnh nhiều lần cho đến khi hoàn thiện như ngày nay. Bộ Sách giáo khoa mà tôi viết từ năm 1978, trải qua mấy chục năm thực nghiệm làm đi làm lại thì bộ sách cuối cùng này coi như xong.

Đánh vần theo sách Công nghệ giáo dục giúp trẻ tư duy rất thật. Vì con người hiện đại là con người rất thật, trong việc học hiện nay trẻ biết cái gì là cái thật và cái gì chỉ là cái thay thế nó không phải là thật. Ví dụ, trẻ là người thật nhưng ảnh của trẻ là vật thay thế. Trẻ và ảnh của trẻ là hai cái khác nhau.

Chữ và âm là khác nhau. Chữ là quy ước thôi vì sau này mới có. Còn âm là có sẵn từ ngàn đời nay. Còn chữ dùng để ghi lại âm thì mới có về sau này. Cái chữ đó là do quy ước mà có. Đã là quy ước thì thể hiện một trình độ văn minh. Trình độ văn mình trước thì thấp, phải tổng kết 300 năm thì mới ra được công trình này.

Video cách dạy Tiếng Việt theo Công nghệ giáo dục gây tranh cãi những ngày qua.

Cũng theo ông Đại, phụ huynh bây giờ không nên can thiệp vào việc học của con, không nên dùng trình độ của mình để áp đặt vào trẻ. Nếu học sách Công nghệ giáo dục thì trẻ phải nghe theo cô giáo, vì cô cũng là làm theo hướng dẫn của ông nên cứ thế mà làm. Bố mẹ không cần thiết phải thắc mắc vì họ chưa hiểu hết được.

Cho nên nhiều người nói, trẻ học theo sách của thầy Đại thì về nhà bố mẹ không giúp gì được con. Tôi nói cần gì các vị giúp. Các vị đã biết gì mà giúp. Ngay cả giáo viên dạy Vật lý cấp 3 hay hiệu trưởng trường tiểu học mới về hưu hay Kĩ sư mà cũng không biết gì cả, cứ bắt con theo cái cũ của mình thôi. Tôi phải đến tôi xử lý chuyện này cách đây 3 năm", GS Đại nói.

Còn việc dù tác dụng tuyệt vời như thế nhưng vẫn có tỉ lệ ít trường dạy chương trình này là vì chủ trương của Bộ GD&ĐT. Hiện có 50 tỉnh/thành với hơn 800.000 học sinh học theo sách công nghệ chứ không hề ít.

Tiếng (âm, nói) đã có từ hàng nghìn năm, chữ là quy ước và có sau

GS Hồ Ngọc Đại nhấn mạnh: “Ngay từ đầu phải phân biệt âm và chữ. Âm là nói ra, chữ là viết lại. Âm nói ra là tự nhiên có từ hàng ngàn đời nay, còn chữ là sau này mới có. Chữ ‘K’, ‘C’, ‘Q’ là tên gọi các chữ chứ không phải gọi âm. Nhiều người vẫn nhầm lẫn âm với chữ.

Tên ‘K’, ‘C’, ‘Q’ là tên gọi chữ chứ không phải là tên gọi âm. Còn ‘Cờ’ là tên gọi âm. Ví dụ, Cờ - a – Ca; Cờ - ia – kia; Cờ - I – Ki; Cờ - e – Ke… Tuy nhiên, Cờ - a – Ca thì viết khác, còn Cờ - i – Ki hay Cờ - e – Que thì lại viết khác.

Theo GS Hồ Ngọc, trong quá trình dạy chương trình mới này vẫn bị gặp khó khăn do một số người thuộc lớp cũ cản trở. Còn trẻ em hiện đại thì tiếp cận rất tự nhiên và thuận lợi. Quy tắc phát âm và quy tắc viết chữ là hai cái khác nhau.

Thầy giáo Nguyễn Thành Nam – tiến sĩ, giảng viên Học viện Kỹ thuật Quân Sự phân tích về cách học theo chương trình Công nghệ Giáo dục.

Ta phải dạy được trẻ, âm là vật thật, còn chữ chỉ là vật thay thế. Trẻ ngay từ đầu phải nắm bắt được đâu là vật thật sau đó tìm vật thay thế. Ví dụ, tại sao số 4 ta gọi là ‘Bốn’ mà người Anh gọi là ‘Four’? Đó là quy ước. Còn số 4 thì là vật thật nên nước nào cũng dùng như nhau. Âm là vật thật, chữ chỉ là quy ước mà thôi".

Ông Đại cho rằng, việc học hiện nay nó quá nặng nề. Khi mở trường thực nghiệm ông đã đưa hai khẩu hiệu: ‘Đi học là hạnh phúc’ và ‘Mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui’.

Trẻ tới trường muốn có cái gì thì trước hết phải vui cái đã. Vì là trẻ em nên các em phải cảm nhận cái học là hạnh phúc. Ngày xưa đi học gian khổ để làm quan, ngày nay học là để sống bình thường. Cho nên, những người tạm gọi là ‘lớp già’ ấn tượng về nhà trường cũ nặng nề quá. Vì học để làm quan, học để được cái này cái khác. Còn trẻ em ngày nay học để sống bình thường như là đi chơi, ăn nghỉ…

Khi toàn dân đều đi học thì học sinh phải cảm thấy hạnh phúc, cuộc sống của nó phải hạnh phúc. Nếu dúi dụi vào học để có bằng cấp cao nhất cũng vô nghĩa. Trong các cuốn sách tôi chỉ để là Hồ Ngọc Đại chứ không cần kèm theo GS.TSKH nào hết.

clip gs ho ngoc dai giai thich thuyet phuc nhat ve phuong phap doc chu bang o vuong Mục sở thị những điều trẻ sẽ được học trong sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục tập 1

Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau mục sở thị những điều mà trẻ sẽ học trong sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục ...

clip gs ho ngoc dai giai thich thuyet phuc nhat ve phuong phap doc chu bang o vuong GS Hồ Ngọc Đại: 'Tôi từng từ chối cơ hội làm Thứ trưởng để đi dạy trẻ lớp 1'

GS Hồ Ngọc Đại chia sẻ, trước đây ông đã từng từ chối làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục để chuyên tâm làm giáo viên ...

clip gs ho ngoc dai giai thich thuyet phuc nhat ve phuong phap doc chu bang o vuong Đọc chữ bằng ô vuông là phương pháp sẽ tồn tại vĩnh viễn?

Nói về phương pháp dạy trẻ đọc chữ bằng ô vuông, tròn, tam giác, GS Hồ Ngọc Đại khẳng định, Công nghệ giáo dục sẽ ...

clip gs ho ngoc dai giai thich thuyet phuc nhat ve phuong phap doc chu bang o vuong GS Hồ Ngọc Đại dạy đọc chữ bằng ô vuông: 'Học với tôi chỉ 1 năm đọc thông viết thạo, không tái mù'

GS Hồ Ngọc Đại - tác giả cuốn sách dạy học sinh lớp 1 đọc chữ bằng ô vuông, tròn, tam giác cho biết, ông ...

clip gs ho ngoc dai giai thich thuyet phuc nhat ve phuong phap doc chu bang o vuong Vì sao sau 40 năm, cuốn sách dạy học sinh đọc chữ bằng ô vuông, tam giác, tròn vẫn chỉ là thí điểm?

Theo thầy giáo Vũ Khắc Ngọc, việc sách Công nghệ Giáo dục - cuốn sách dạy đánh vần theo "cách lạ", đọc chữ bằng ô ...

chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.