Tại buổi gặp mặt báo chí hôm nay (8/9) bàn về Công nghệ giáo dục trong kỉ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0, GS Hồ Ngọc Đại đã có những chia sẻ thú vị về hành trình nghiên cứu của mình từ lúc còn trẻ cho tới nay.
GS Hồ Ngọc Đại - 'Cha đẻ' của sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục vốn gây nhiều tranh luận thời gian qua. Ảnh: Đình Tuệ. |
Theo GS Hồ Ngọc Đại, tư tưởng đổi mới giáo dục hình thành rõ nét hơn khi năm 1971, ông được cử sang Liên Xô học bảo vệ luận án phó tiến sĩ. Dù đã có đề tài và bỏ công sức nhất định để nghiên cứu, nhưng sau khi tình cờ tham gia một hội thảo về việc dạy Toán cho học sinh lớp 1, ông đã bỏ đề tài cũ để theo đuổi vấn đề này.
Năm 1971, ông bỏ nhiều tháng để tìm cách dạy toán đại số cho học sinh lớp 1, nhưng bị nhiều người phản đối. Chỉ có 4 người ủng hộ vì sự nhiệt tình của ông. Hai thầy giáo đó có nói: “Anh cứ thực hiện, nếu thành công vòng nguyệt quế trên đầu anh. Còn anh thất bại, hai vai già này gánh”.
Sau khi đề tài hoàn thành, ông Đại xin đưa vào giảng dạy thử và giờ dạy rất thành công. Giáo viên bên đó họ rất giỏi, họ dạy còn tốt hơn cả tôi dạy làm cho giờ học rất sinh động… Bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ, rồi tiến sĩ, được trao nhiều cơ hội, nhưng ông Hồ Ngọc Đại cho biết ông vẫn quyết tâm về nước.
“Cuộc đời tôi ý thức trách nhiệm với đất nước là trên hết... Tôi cũng nghĩ phải làm điều gì đó, không phải cho tôi, mà cho đất nước. Mà muốn đất nước phát triển, phải bắt đầu từ giáo dục. Khi tôi làm giáo dục tức là tôi tác động đến cuộc sống của người khác và tôi xác định phải có trách nhiệm với nó”, GS Hồ Ngọc Đại chia sẻ.
Trao đổi với báo chí, GS Hồ Ngọc Đại cho biết, năm 1978 khi ông về nước thì có cơ hội gặp được lãnh đạo cấp cao của Đảng, Chính phủ.
Ngày 8/9, GS Hồ Ngọc Đại đã có nhiều chia sẻ cởi mở với báo chí về Công nghệ giáo dục. Ảnh: Đình Tuệ. |
“Khi có cơ hội được gặp Thủ tướng Phạm Văn Đồng và nhiều vị lãnh đạo khác, hỏi nguyện vọng của tôi là gì, tôi chỉ xin được đi dạy lớp 1; bảo tôi làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục nhưng tôi cũng không làm mà giới thiệu người khác. Tôi chỉ xin được mở trường Thực Nghiệm để tôi được dạy tiểu học, nhất là lớp 1. Có người còn dè bỉu, học tiến sĩ ở Liên Xô về mà chỉ dạy lớp 1 nhưng tôi không quan tâm", GS Đại kể lại.
Theo GS Hồ Ngọc Đại, tư tưởng giáo dục của ông là người lớn phải chịu thua trẻ con, phải nghe trẻ con trước thì mới dạy được chúng. Vì trẻ con làm gì cũng có cái lý của chúng, nên không được áp đặt. Ông muốn hướng đến một nền giáo dục không áp đặt…
Ông nhấn mạnh: "Khi tập huấn cho giáo viên lớp 1, bao giờ tôi cũng nói điều đó. Tôi bảo, không gì dễ bằng dạy trẻ lớp 1 và dạy chồng, nhưng cũng không gì khó bằng dạy hai đối tượng này. Cả hai đều rất thích khen và thích lắng nghe. Nếu dạy lớp 1 giỏi, nhất định sẽ được chồng yêu”.
Ngoài ra, GS Hồ Ngọc Đại kể lại một câu chuyện từ ngày ông còn là giáo viên dạy Toán tại Trường Trung học Ngô Quyền, Hải Phòng.
"Ngày đó, tôi đã bỏ giáo án để dạy theo cách của tôi, bởi tôi thấy có những bất cập khi dạy mà dựa quá nhiều vào giáo án. Trước việc này có 2 luồng dư luận, một là bảo tôi vô kỷ luật, luồng còn lại là lắng nghe ông Đại xem cái lý của ông ấy là gì. Tôi nói với họ rằng, các bạn dự có một tiết, nhưng tôi chịu trách nhiệm cả một đời học sinh.
Tôi nghĩ, việc thất bại của giáo dục có hai nguyên nhân. Thứ nhất, là những người chỉ chú trọng vào phương pháp. Thứ hai, những người chỉ thay đổi nội dung hoặc phương pháp trong giảng dạy. Tôi cho rằng, chỉ có thể thay đổi cả nội dung và phương pháp mới có thể thành công và tránh những thất bại", GS Đại nói thêm.
GS Hồ Ngọc Đại dạy học sinh đọc chữ bằng ô vuông: 'Công nghệ giáo dục là thành tựu lớn và sẽ tồn tại vĩnh viễn'
GS Hồ Ngọc Đại khẳng định, Công nghệ giáo dục sẽ là thứ tồn tại vĩnh viễn. Đây cũng là tâm huyết và thành tựu ... |
GS Hồ Ngọc Đại dạy đọc chữ bằng ô vuông: 'Học với tôi chỉ 1 năm đọc thông viết thạo, không tái mù'
GS Hồ Ngọc Đại - tác giả cuốn sách dạy học sinh lớp 1 đọc chữ bằng ô vuông, tròn, tam giác cho biết, ông ... |
Vì sao sau 40 năm, cuốn sách dạy học sinh đọc chữ bằng ô vuông, tam giác, tròn vẫn chỉ là thí điểm?
Theo thầy giáo Vũ Khắc Ngọc, việc sách Công nghệ Giáo dục - cuốn sách dạy đánh vần theo "cách lạ", đọc chữ bằng ô ... |
Cách phát âm lạ trong sách lớp 1 khiến phụ huynh hoang mang giống chữ cải tiến của PGS Bùi Hiền?
Theo PGS.TS Bùi Hiền, cách đọc chữ công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại có đôi phần giống với cách đọc chữ cải ... |
Cách đánh vần lạ cho học sinh lớp 1 'c, k, q' đều đọc là 'cờ': Giáo sư ngôn ngữ cũng hoang mang
GS. Nguyễn Văn Lợi chia sẻ, cách đánh vần Tiếng Việt theo sách công nghệ giáo dục khiến nhiều người hoang mang. |
Giáo dục 09:27 | 13/09/2018
Giáo dục 06:35 | 12/09/2018
Giáo dục 03:32 | 12/09/2018
Giáo dục 23:00 | 11/09/2018
Giáo dục 11:00 | 11/09/2018
Giáo dục 10:36 | 11/09/2018
Giáo dục 09:22 | 11/09/2018
Giáo dục 23:04 | 10/09/2018