Những ngày qua, trên khắp các diễn đàn mạng xã hội hay ngoài đời sống, câu chuyện trẻ lớp 1 đọc chữ bằng ô vuông, tam giác, tròn theo sách Công nghệ Giáo dục luôn là chủ đề bàn tán xôn xao, thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều phụ huynh. Theo đó, có nhiều lời bình luận trái chiều xung quanh chương trình công nghệ giáo dục này của GS Hồ Ngọc Đại.
GS Hồ Ngọc Đại chủ trì buổi tọa đàm sáng nay nói về Công nghệ giáo dục trong kỉ nguyên 4.0. Ảnh: Đình Tuệ. |
Sáng 8/9, GS Hồ Ngọc Đại đã chủ trì buổi tọa đàm Công nghệ giáo dục trong kỉ nguyên 4.0. Tại đây, ông kể lại một câu chuyện từ ngày ông còn là một giáo viên dạy Toán. Đó là trong một tiết học có người dự giờ, ông đã bỏ giáo án đề dạy bởi ông thấy có những bất cập khi dạy mà dựa quá nhiều vào giáo án.
GS Đại khẳng định: “Tôi làm giáo dục tức tác động vào đời sống xã hội nên phải có trách nhiệm. Trẻ con phải được học những thứ chưa ai học. Nền giáo dục hiện đại là làm sao để trở thành chính nó chứ không noi gương ai.
Nhiều người hiện nay thường dạy con theo kiểu noi gương các bậc thánh hiền, tôi thì không, bởi đó là nền giáo dục đầy ảo tưởng. Nhiều người so sánh 'cậu ấy đẹp trai như anh hàng xóm', tại sao lại so sánh như thế, nó phải là chính nó”.
Ngoài ra, GS Hồ Ngọc Đại cũng cho rằng, cuộc cách mạng 4.0 hiện nay đó chính là trí tuệ nhân tạo. Trí tuệ nhân tạo thực chất là trí tuệ của cả cộng đồng người, chứ không phải là trí tuệ của một người. Nền giáo dục hiện đại hiện nay là nền giáo dục chưa hề có. Không theo một khuôn phép cũ.
Nền giáo dục hiện đại là nền giáo dục phải là của chính nó, không giống những gì đã có ở trước đó. Trước đây chỉ có 5% người dân đi học. Nhưng bây giờ gần 100% đi học, vì thế phải làm sao cho trẻ đi học, người đi học phải vui vẻ. Việc người lớn áp đặt suy nghĩ của mình với trẻ con, tưởng là tốt nhưng thực chất là tàn bạo. Trẻ con khi làm gì cũng đều có lý của nó, chứ không phải là ngẫu nhiên.
GS Hồ Ngọc Đại. Ảnh: Đình Tuệ. |
"Ngày trước khi còn làm ở Trường Thực nghiệm, tôi thường đến sớm và hỏi phụ huynh xem trẻ con có thích đi học không? Đi học có vui không? Cuộc đời tôi coi như xong rồi, nhưng tôi muốn đất nước này, thế hệ hiện nay phải tự xác lập nên thời đại mới. Người lớn, người đi trước không nên, không được và không có quyền lấy mình làm khuôn mẫu cho người khác. Khi có thế hệ trẻ con mới, có lịch sử mới thì cần phải có một nền giáo dục mới.
Cái căn bản nhất là phải xây dựng nền giáo dục mới như thế nào. Đó là nền giáo dục được xây dựng trên cơ sở lý thuyết không thể bắt bẻ được, trên một cơ sở vật chất không thể tốt hơn được ở thời điểm đó. Sứ mệnh của giáo dục là phải làm sao tạo ra được cái mới chưa hề có và tận dụng những gì có trong quá khứ. Chứ không nên cho học sinh đi lại quá khứ. Dù khó khăn nhưng tôi sẽ làm được.
Tôi sẽ phá vỡ nền giáo dục cũ, để xây dựng một nền giáo dục mới. Mấy chục năm qua, trường thực nghiệm vẫn tồn tại, đó chính là minh chứng. Công nghệ giáo dục, việc thiết kế rất khó, nhưng khi thực hiện ai cũng làm được. Những học sinh đến học với tôi, chỉ trong một năm có thể đọc thông, viết thạo… không tái mù", GS Hồ Ngọc Đại nhấn mạnh.
Vì sao sau 40 năm, cuốn sách dạy học sinh đọc chữ bằng ô vuông, tam giác, tròn vẫn chỉ là thí điểm?
Theo thầy giáo Vũ Khắc Ngọc, việc sách Công nghệ Giáo dục - cuốn sách dạy đánh vần theo "cách lạ", đọc chữ bằng ô ... |
Thông tin tuyển sinh 2018: GS Hồ Ngọc Đại nói về cách học Tiếng Việt theo cách lạ
Sau khi bị cư dân mạng chỉ trích dữ dội về cách học Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục có phần lạ đời, ... |
Đơn vị biên soạn sách nói về lý do dạy học sinh lớp 1 đánh vần theo cách 'lạ'
Trung tâm Công nghệ giáo dục - NXB Giáo dục Việt Nam vừa chính thức lý giải về quan hệ giữa âm, chữ và cách ... |
Cách phát âm lạ trong sách lớp 1 khiến phụ huynh hoang mang giống chữ cải tiến của PGS Bùi Hiền?
Theo PGS.TS Bùi Hiền, cách đọc chữ công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại có đôi phần giống với cách đọc chữ cải ... |
Cách đánh vần lạ cho học sinh lớp 1 'c, k, q' đều đọc là 'cờ': Giáo sư ngôn ngữ cũng hoang mang
GS. Nguyễn Văn Lợi chia sẻ, cách đánh vần Tiếng Việt theo sách công nghệ giáo dục khiến nhiều người hoang mang. |
Giáo dục 09:27 | 13/09/2018
Giáo dục 06:35 | 12/09/2018
Giáo dục 03:32 | 12/09/2018
Giáo dục 23:00 | 11/09/2018
Giáo dục 11:00 | 11/09/2018
Giáo dục 10:36 | 11/09/2018
Giáo dục 09:22 | 11/09/2018
Giáo dục 23:04 | 10/09/2018