Thời gian qua, nhiều người dân đang tranh cãi xung quanh việc dạy trẻ lớp 1 học chữ theo cách "lạ" như đọc chữ bằng ô vuông, tam giác, tròn; c/k/q đều đọc là "cờ"...
Đây là những nội dung được giảng dạy theo chương trình Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục tại Việt Nam của GS Hồ Ngọc Đại.
Những clip dạy trẻ học Tiếng Việt theo chương trình Công nghệ Giáo dục gây tranh cãi trên mạng xã hội.
Rất nhiều người sau khi xem các clip trên mạng đã lên tiếng chỉ trích phương pháp dạy Tiếng Việt của GS Hồ Ngọc Đại. Tuy nhiên, sau khi nghe vị Giáo sư này giải thích thì nhiều người nhận ra tính khoa học trong phương pháp dạy Tiếng Việt của ông.
Chính vì vậy, không ít người đã nhận sai và lên tiếng xin lỗi GS Hồ Ngọc Đại vì từng hồ nghi, thậm chí là từng chỉ trích ông.
Anh Nguyễn Việt Dũng cho biết từng hồ nghi về phương pháp dạy Tiếng Việt của GS Đại. |
Anh Nguyễn Việt Dũng (Dũng Joon, nghệ sĩ đa tài có khả năng sáng tác, biểu diễn âm nhạc và là họa sĩ tranh 3D) là một trong số đó. Trên facebook cá nhân của mình, Dũng Joon viết:
"Sau khi xem clip này, thì mình hoàn toàn đồng ý với những gì bác nói. Xin lỗi bác vì đã có lúc dùng những từ ngữ có tính hồ nghi.
Vấn đề cốt lõi ở đây, mà người lớn do đã sử dụng ngôn ngữ quá quen nên không nhận ra, bác có nói trong video này, đó là có 2 khái niệm: âm và hình của âm (chữ).
Âm thì có từ ngàn đời, nhưng cách gọi hình của âm thì thay đổi, và có cách gọi khác nhau ở những nơi khác nhau. Ví dụ (có thể không chuẩn lắm vì có thể mình chưa chắc hiểu hết): Vờ là âm, vê là tên gọi của âm. Đó là lí do vì sao ngta lại đọc là Vê Tê Vê mà không phải Vờ Tờ Vờ. A là âm, nhưng tên gọi của âm ở Việt Nam cũng là a, nhưng ở trong tiếng Anh, lại là R.
GS Hồ Ngọc Đại giải thích thuyết phục nhất về cách dạy trẻ học Tiếng Việt theo phương pháp mới. (Nguồn: Youtube/VTC14)
Trong cuộc sống, có những thứ bạn sử dụng rất nhiều nhưng chưa chắc hiểu về nó, và cách dùng quen thuộc chưa chắc đã là cách tối ưu nhất. Cải cách và đổi mới là để làm mọi thứ tốt hơn, có thể sẽ làm cái hiện tại bị thay đổi, nhưng nếu đổi mới và đúng từ nền tảng, thì những thứ phát triển trên nền tảng đó chắc chắn sẽ nhanh hơn nhiều.
Có nhiều cách để học một nhạc cụ, có người học mất 3 năm, có người học mất 3 tháng, năng khiếu là một phần, nhưng phương pháp đúng sẽ tạo ra sự khác biệt rất rõ giữa 2 người có cùng một khả năng như nhau. Trong ngôn ngữ cũng vậy.
Trong hội hoạ, âm nhạc, hay bất cứ nghành nghề khác cũng vậy, nếu bạn không có kiến thức nhưng vẫn đi tranh cãi với một hoạ sĩ, nhạc sĩ... chuyên nghiệp thì vấn đề bạn đưa ra tranh cãi sẽ hết sức nông, hết sức buồn cười vì bản chất những thứ cơ bản đã không hiểu, vì càng không nắm được cách phát triển, cũng như thống kê về kết quả của nó.
Bạn có thể dựa trên cảm tính về môi trường xung quanh mình để nói rằng, vẫn cách cũ có sao đâu. Tất nhiên là chả chết ai cả, nhưng thay vì sử dụng 5 năm để nắm được một lĩnh vực, bạn chỉ mất 1 năm thì chả tội gì mà không thay đổi. Tất nhiên, cãi nhau với dư luận là thừa.
Dòng trạng thái xin lỗi GS Hồ Ngọc Đại của Dũng Joon. |
Dũng Joon chia sẻ, anh có người nhà học trường thực nghiệm, nhưng do không được học nên không thực sự để tâm. Khi đọc chữ bằng ô vuông trở thành trào lưu mạng, Dũng Joon cũng hơi “sốc” khi nghe những phát ngôn của thầy vì quá khác biệt. “Tuy về giá trị thì đúng là những điều mình cần, nhưng vì lâu nay không tin những phát ngôn kiểu gây sốc nên cũng có chút phản ứng”, anh cho biết.
Nhưng qua những phản ứng, bình luận góp ý, anh tìm kiểu kĩ hơn, hiểu bản chất của phương pháp. Hơn nữa, được giải thích về bối cảnh các bài học, anh nắm được vị trí của cách học này trong tổng thể phương pháp. Lúc này, anh bị thuyết phục bởi tính hợp lí của cách đọc chữ bằng ô vuông.
Theo Dũng Joon, “cả một giáo trình như thế, ắt sẽ có chỗ gây cảm giác “gợn” với người này, khó chịu với người khác, nhưng đều không phải vấn đề lớn tới mức gây hại một cách quá đáng và nhạy cảm”.
Tuy Dũng Joon không có điều kiện để tiếp xúc với giáo trình nhưng anh vẫn tìm hiểu những vấn đề quan trọng như phương pháp và cách tiếp cận. Dũng Joon chia sẻ rằng anh rất thích vì cách tiếp cận đi vào bản chất và chủ động. Đó chính là điều anh học được và phát triển thành công công việc của mình.
Anh chia sẻ: “Sẽ rất mừng nếu con trẻ nắm được điều này. Biết mình thích gì, cần gì và tự lựa chọn phương thức phát triển”. Bố mẹ chỉ là người giúp con cái có những kinh nghiệm cần thiết để đi nhanh hơn.
Lớp trẻ bao giờ cũng sinh ra trong điều kiện tốt hơn nên không thể so sánh với ngày xưa, đặc biệt là thế hệ mới, không nên áp dụng những kinh nghiệm cũ. “Mình tưởng tượng được phương pháp của thầy Đại sẽ tạo thế hệ thế nào từ những thế hệ đã học thực nghiệm ra, vậy nên mình ủng hộ”, Dũng Joon cho biết.
Không chỉ có Dũng Joon, anh Trần Chí Hiếu (Hiếu Orion) cũng có lời xin lỗi đến GS Hồ Ngọc Đại trên Facebook cá nhân của mình.
Anh chia sẻ: "Phần đọc hình chỉ là bài học đầu tiên của học sinh lớp 1. Lúc này các con hoàn toàn chưa biết chữ nên dù có dạy theo phương pháp cũ, các con cũng chưa biết đọc. Mục đích của phương pháp hình là để các con nhận biết âm: mỗi chữ tương ứng với một âm (khác với tiếng Anh, một chữ có thể 1 hay nhiều âm). Sau bài học về âm, các con được học chữ như bình thường".
Ngoài ra, anh cũng chỉ ra một số điểm trong phương pháp đọc chữ bằng ô vuông. |
Lời xin lỗi trước đó của Hiếu Orion. |
Bên cạnh đó, cũng có nhiều người khác lên tiếng xin lỗi GS Hồ Ngọc Đại. |
Liên quan đến vấn đề này, chị Lê Thị Phương - phụ huynh có con đang học lớp 2 tại Trường Tiểu học Vĩnh Trụ (Lý Nhân, Hà Nam) cho hay: “Tôi cảm giác việc các cháu học sách Công nghệ giáo dục cũng bình thường, không có gì là quá khó đọc cả. Cháu nhà tôi học đến chương trình lớp 2 thì đọc thông viết thạo, rất ít khi bị lỗi chính tả. Bố mẹ đọc chữ nào là cháu có thể viết được đúng chữ đó chứ không hề có chuyện sai. Tôi nhận thấy chương trình Công nghệ giáo dục cũng có nhiều tác dụng trong việc tiếp thu. Cách đọc Tiếng Việt của con tốt hơn thời chúng tôi đi học".
Chị Trần Thị Mai Lương (thị xã Vĩnh Trụ, Hà Nam) cho biết, chị rất yên tâm khi con mình được học chương trình Tiếng Việt theo Công nghệ giáo dục. "Ở nhà dù bố mẹ rất bận không dạy kèm được các con nhiều nhưng khi hết học kì 1 của lớp 1, các cháu vẫn đọc và đánh vần thành thạo, ít khi bị viết sai chính tả. Còn việc cô giáo dạy các cháu theo ô vuông hình tròn hay tam giác tôi cho là việc bình thường. Đó chỉ là mô hình cho các cháu học để các con dễ hiểu chứ không phải là nhìn hình để đoán chữ. Tôi cũng có hai cháu đều học qua sách Công nghệ giáo dục thì đều đọc và viết thông thạo. Hiệu quả cuối năm đạt điểm rất tốt".
XEM THÊM
Đọc chữ bằng ô vuông, tam giác hiệu quả hơn cách 'truyền thống'?
Trước những phản ứng trái chiều của dư luận, thầy giáo Nguyễn Thành Nam đã lý giải và phân tích về cách học sinh đọc ... |
Bộ ảnh chế của cư dân mạng chứng minh đọc chữ bằng ô vuông là đúng
Những ngày qua, trong khi các phụ huynh chia sẻ các clip con trẻ đọc chữ bằng ô vuông thì cư dân mạng lại “thi” ... |
Đọc chữ bằng ô vuông, tam giác, tròn đang được cộng đồng mạng tranh luận như thế nào?
Việc đọc chữ bằng ô vuông, tam giác, hình tròn đang trở thành vấn đề được quan tâm trên khắp các diễn đàn, trang mạng ... |
'Công nghệ Giáo dục dạy học sinh Thực nghiệm sống là chính mình'
Thế hệ học trò cũ của trường Thực nghiệm cho rằng Công nghệ Giáo dục đã giúp họ học từ phương pháp phân biệt âm ... |
PGS Nguyễn Lân Hiếu: Có lợi ích nhóm sau tranh luận về GS Hồ Ngọc Đại
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nói ông quyết "lôi ra ánh sáng" lợi ích nhóm muốn xóa sổ Công nghệ Giáo dục và trường Thực nghiệm, ... |
Trường Thực Nghiệm nơi đầu tiền GS Hồ Ngọc Đại dạy học sinh đọc chữ bằng ô vuông có gì?
Trường Thực nghiệm là ngôi trường đầu tiên mà GS Hồ Ngọc Đại đưa chương trình Công nghệ Giáo dục vào giảng dạy, trong đó ... |
Phụ huynh có con từng đọc chữ bằng ô vuông: 'Con học Tiếng Việt tốt hơn thời chúng tôi'
Đó là tâm sự của một số phụ huynh có con học tiểu học tại Hà Nam khi nói về cách học của trẻ về ... |
Clip GS Hồ Ngọc Đại giải thích thuyết phục nhất về phương pháp đọc chữ bằng ô vuông
Theo clip GS Hồ Ngọc Đại giải thích chi tiết về phương pháp đọc chữ bằng ô vuông thì tiếng (âm,nói) đã có từ hàng ... |
Những người thành đạt, nổi tiếng 'xuất thân' từ kiểu học 'vuông tròn tam giác'
Trong số những "sản phẩm đầu tay" của chương trình công nghệ giáo dục, học theo kiểu "tròn vuông tam giác", nhiều người đã trở ... |
Giáo dục 09:27 | 13/09/2018
Giáo dục 06:35 | 12/09/2018
Giáo dục 03:32 | 12/09/2018
Giáo dục 23:00 | 11/09/2018
Giáo dục 11:00 | 11/09/2018
Giáo dục 10:36 | 11/09/2018
Giáo dục 09:22 | 11/09/2018
Giáo dục 23:04 | 10/09/2018