Bộ GD&ĐT: Triển khai dạy và học sách Công nghệ giáo dục là hoàn toàn tự nguyện

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT khẳng định, việc triển khai dạy và học tài liệu Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục là hoàn toàn tự nguyện tùy từng địa phương.
bo gddt trien khai day va hoc sach cong nghe giao duc la hoan toan tu nguyen Giáo viên dạy Toán: 'Học sinh không thể học tốt mà không làm bài tập, viết vẽ lên sách giáo khoa'
bo gddt trien khai day va hoc sach cong nghe giao duc la hoan toan tu nguyen Sở Giáo dục Hà Nội lên tiếng trước thông tin phụ huynh bị 'ép tự nguyện' tham gia chương trình sữa học đường
bo gddt trien khai day va hoc sach cong nghe giao duc la hoan toan tu nguyen Bộ trưởng GD-ĐT: Thi THPT quốc gia sẽ không phục vụ mục tiêu '2 trong 1'
bo gddt trien khai day va hoc sach cong nghe giao duc la hoan toan tu nguyen Bộ GD&ĐT lên tiếng về việc in cả bài tập vào sách giáo khoa của học sinh gây lãng phí

Tại buổi trình bày trước Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội mới đây, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, tài liệu Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục (TV1- CNGD) là kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của một số nhà khoa học, đứng đầu là GS.TSKH Hồ Ngọc Đại.

Sau từng bước phát triển, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện theo các kết quả nghiên cứu từ các Đề tài, Dự án cấp Nhà nước, cấp Bộ và được áp dụng vào dạy học ở Trường Thực nghiệm, Hà Nội.

bo gddt trien khai day va hoc sach cong nghe giao duc la hoan toan tu nguyen
Sách Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục. Ảnh: Nhật Cường.

Từ kết quả triển khai ở trường Thực nghiệm, Hà Nội, Bộ GD&ĐT đồng ý cho một số địa phương áp dụng thí điểm và đến năm học 2001 - 2002 đã có 43 tỉnh, thành phố tự nguyện sử dụng Tài liệu TV1 - CNGD. Tuy nhiên ở các địa phương này, không phải 100% các trường tiểu học đều dạy Tiếng Việt lớp 1 theo Tài liệu này mà có nơi chỉ một số ít trường.

Đến năm học 2002 - 2003, khi cả nước triển khai Chương trình GDPT mới (gọi tắt là Chương trình 2000) thì tất cả các trường tiểu học, các địa phương không sử dụng Tài liệu TV1 - CNGD. Tuy nhiên, sau một số năm GS.TSKH Hồ Ngọc Đại xin phép Bộ GD&ĐT được triển khai thí điểm ở một số trường tiểu học thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi có nhiều học sinh dân tộc thiểu số.

Cuối năm 2016, tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội trong kì họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT đã giao cho Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (KHGD) nghiên cứu, khảo sát, đánh giá chất lượng, hiệu quả triển khai Tài liệu TV1-CNGD và đề xuất các giải pháp chỉ đạo do Viện trưởng Viện KHGD Việt Nam chủ trì.

Bộ GD&ĐT cho hay, căn cứ kết quả khảo sát, đánh giá và đề xuất của Viện KHGD Việt Nam, năm 2017 và 2018, nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt lớp 1, cùng với việc rà soát, tinh giản các nội dung chưa phù hợp với học sinh trong sách giáo khoa theo Chương trình GDPT hiện hành, Bộ GD&ĐT đã thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định Tài liệu TV1-CNGD.

Sau 2 vòng thẩm định, Hội đồng thẩm định đã đánh giá: Tài liệu TV1 - CNGD cơ bản đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu, chuẩn kiến thức kĩ năng của môn Tiếng Việt lớp 1 trong Chương trình GDPT cấp Tiểu học theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ GD&ĐT. Tài liệu TV1 - CNGD đã được các tác giả chỉnh sửa theo kết luận của Hội đồng thẩm định.

Căn cứ ý kiến kết luận và đề xuất của Hội đồng thẩm định Tài liệu TV1 - CNGD, Bộ GD&ĐT hướng dẫn các sở GD&ĐT triển khai Tài liệu TV1 - CNGD phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương trên nguyên tắc tự nguyện của nhà trường trong năm học 2017 - 2018 và năm học 2018 - 2019 ở những nơi đang triển khai và không mở rộng để giữ ổn định cho đến khi thực hiện Chương trình GDPT mới.

Tuy nhiên, hiện nay tài liệu này vẫn chưa được đưa vào dạy học như một bộ sách giáo khoa chính thức vì theo Luật Giáo dục hiện hành quy định: “Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông; duyệt và quyết định chọn sách giáo khoa để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông... trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa”.

Do vậy, cùng với bộ SGK hiện hành, Tài liệu TV1 - CNGD được Bộ GD&ĐT đồng ý và coi đây là một phương án để các địa phương lựa chọn triển khai phù hợp trên tinh thần tự nguyện của các nhà trường. Bộ GD&ĐT cho hay, khi Chương trình GDPT mới được ban hành, thực hiện quy định tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 "có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học", tất cả các sách giáo khoa đều phải được Hội đồng quốc gia thẩm định thông qua.

Căn cứ vào kết luận và đề xuất của Hội đồng quốc gia thẩm định, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT sẽ phê duyệt danh mục sách giáo khoa (theo Chương trình GDPT mới) được phép sử dụng trong các cơ sở giáo dục. Trên cơ sở đó, các cơ sở giáo dục sẽ được quyền lựa chọn sách giáo khoa nào phù hợp nhất để triển khai.

bo gddt trien khai day va hoc sach cong nghe giao duc la hoan toan tu nguyen Giáo viên dạy Toán: 'Học sinh không thể học tốt mà không làm bài tập, viết vẽ lên sách giáo khoa'

Theo ông Trần Mạnh Tùng - giáo viên dạy Toán Trường Lương Thế Vinh, việc để học sinh làm bài tập lên sách giáo khoa ...

bo gddt trien khai day va hoc sach cong nghe giao duc la hoan toan tu nguyen Sở Giáo dục Hà Nội lên tiếng trước thông tin phụ huynh bị 'ép tự nguyện' tham gia chương trình sữa học đường

Chiều 25/9, đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội đã có một số chia sẻ xung quanh đề án sữa học đường cho trẻ mầm non ...

bo gddt trien khai day va hoc sach cong nghe giao duc la hoan toan tu nguyen Bộ trưởng GD-ĐT: Thi THPT quốc gia sẽ không phục vụ mục tiêu '2 trong 1'

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định, kỳ thi THPT quốc gia từ năm tới sẽ không phải để phục vụ mục tiêu ...

bo gddt trien khai day va hoc sach cong nghe giao duc la hoan toan tu nguyen Bộ GD&ĐT lên tiếng về việc in cả bài tập vào sách giáo khoa của học sinh gây lãng phí

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ vừa chia sẻ một vài quan điểm về cách sử dụng sách giáo khoa (SGK) sao cho hiệu ...

bo gddt trien khai day va hoc sach cong nghe giao duc la hoan toan tu nguyen Bộ Giáo dục lập đoàn kiểm tra việc in và phát hành sách giáo khoa tại NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm mạnh Hùng vừa ký quyết định thành lập đoàn kiểm tra việc in và phát hành sách giáo khoa (SGK) ...

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.