Thời gian qua, nhiều người dân đang tranh cãi xung quanh những cách dạy trẻ học chữ theo cách "lạ" như đọc chữ bằng ô vuông, tam giác, tròn; c/k/q đều đọc là "cờ"...
Đây là những nội dung được giảng dạy theo chương trình Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục tại Việt Nam của GS Hồ Ngọc Đại.
Sáng 8/9, GS Hồ Ngọc Đại đã chính thức đưa ra nhiều ý kiến của mình về chương trình này.
GS Hồ Ngọc Đại khẳng định tính đúng đắn của Công nghệ giáo dục. Video: Đình Tuệ. |
GS Hồ Ngọc Đại: 'Họ không hiểu rằng ngữ âm là khác và tiếng nói là khác. Tiếng hàng ngày là khác, tiếng nói là khác. Học sinh của chúng tôi khi phân tích ngữ âm là trong một chân không về nghĩa, tức chỉ có để ý đến nghĩa mà chỉ có âm thôi thì mới có thể thay đổi âm được.
Ví dụ, tiếng 'Ba' chỉ là âm thôi, nếu thay âm đầu bằng 'Cờ' thành 'Ca', thay âm đầu bằng 'Hờ' thì thành 'Ha'. Hoặc nếu thay vần 'A' bằng 'E' thì sẽ đọc thành 'Be', ta không cần biết nghĩa là gì nhưng chỉ cần biết có âm như vậy.
Thuần túy cấu trúc ngữ âm khi chứa nghĩa thì thành từ, nếu không chứa nghĩa thì nó chỉ là một tiếng. Tiếng thì có thể có nghĩa hoặc chưa có nghĩa. Ví dụ: Dư - Dừ - Dự - Dữ... Sự phong phú của Tiếng Việt là nay mai có thể phiên âm được bằng bất cứ thứ tiếng nào khác.
Về những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, nhà ngôn ngữ học về chương trình công nghệ giáo dục, tôi chỉ lắng nghe những gì có ích và đúng cho việc của tôi. Từ đó, tôi có thể điều chỉnh sao cho phù hợp mà thôi".
GS Hồ Ngọc Đại. Ảnh: Đình Tuệ. |
Cũng theo GS Đại, học sinh 6 tuổi học sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục sau một năm, chữ nào chắc chắn chữ đó nên không thể tái mù chữ. Người trưởng thành, hay học sinh cấp hai, cấp ba nếu viết sai thì do thầy, cô dạy chưa đúng.
Vị Giáo sư 82 tuổi cũng khẳng định, trong số tất cả công trình của mình thì sách Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục do ông chịu trách nhiệm, chiếm nhiều công sức và là thành tựu lớn nhất của ông. Đó là niềm an ủi vì đã thể hiện được tư tưởng, triết học và tâm lý học.
Trước câu hỏi tại sao khi đã thử nghiệm tới 40 năm nay nhưng Chương trình sách Công nghệ giáo dục vẫn chưa được áp dụng chính thức, GS Hồ Ngọc Đại chỉ khẳng định ngắn gọn: “Công nghệ giáo dục sẽ tồn tại vĩnh viễn".
Còn về những ý kiến tranh luận, thậm chí là chỉ trích không thương tiếc trên mạng xã hội những ngày qua, GS Đại cho hay: "Dù nhiều người chỉ trích tôi nhưng Trường Thực nghiệm vẫn tồn tại. Việc lên tiếng trước dư luận chỉ làm mọi chuyện thêm phức tạp. Những người không biết gì mà chỉ trích, tôi sẽ không chấp. Tôi là nhà tâm lý học khoa học trẻ em mà người ta nói tôi không hiểu tâm lý".
Trước đó, GS Hồ Ngọc Đại cũng cho biết, ông sẽ phá vỡ nền giáo dục cũ để xây dựng nền giáo dục mới. Ông khẳng định, học sinh học chương trình của ông chỉ 1 năm đọc thông viết thạo, không tái mù'. Xem thêm chi tiết Tại đây.
Bộ Giáo dục lên tiếng về cách đọc chữ bằng ô vuông trong sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục
Bộ GD&ĐT vừa chính thức lên tiếng về cách đọc chữ bằng ô vuông, tròn, tam giác trong sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo ... |
GS Hồ Ngọc Đại dạy đọc chữ bằng ô vuông: 'Học với tôi chỉ 1 năm đọc thông viết thạo, không tái mù'
GS Hồ Ngọc Đại - tác giả cuốn sách dạy học sinh lớp 1 đọc chữ bằng ô vuông, tròn, tam giác cho biết, ông ... |
Vì sao sau 40 năm, cuốn sách dạy học sinh đọc chữ bằng ô vuông, tam giác, tròn vẫn chỉ là thí điểm?
Theo thầy giáo Vũ Khắc Ngọc, việc sách Công nghệ Giáo dục - cuốn sách dạy đánh vần theo "cách lạ", đọc chữ bằng ô ... |
Đơn vị biên soạn sách nói về lý do dạy học sinh lớp 1 đánh vần theo cách 'lạ'
Trung tâm Công nghệ giáo dục - NXB Giáo dục Việt Nam vừa chính thức lý giải về quan hệ giữa âm, chữ và cách ... |
Cách phát âm lạ trong sách lớp 1 khiến phụ huynh hoang mang giống chữ cải tiến của PGS Bùi Hiền?
Theo PGS.TS Bùi Hiền, cách đọc chữ công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại có đôi phần giống với cách đọc chữ cải ... |
Cách đánh vần lạ cho học sinh lớp 1 'c, k, q' đều đọc là 'cờ': Giáo sư ngôn ngữ cũng hoang mang
GS. Nguyễn Văn Lợi chia sẻ, cách đánh vần Tiếng Việt theo sách công nghệ giáo dục khiến nhiều người hoang mang. |
Giáo dục 09:27 | 13/09/2018
Giáo dục 06:35 | 12/09/2018
Giáo dục 03:32 | 12/09/2018
Giáo dục 23:00 | 11/09/2018
Giáo dục 11:00 | 11/09/2018
Giáo dục 10:36 | 11/09/2018
Giáo dục 09:22 | 11/09/2018
Giáo dục 23:04 | 10/09/2018