Những ngày qua, câu chuyện quá tải trường lớp khiến cho hàng nghìn học sinh ở Hà Nội phải học luân phiên. Nhiều em thứ 7 cũng không được nghỉ đã gây xáo trộn sinh hoạt trong gia đình vì bố mẹ phải lo gửi, đón con do có trường tiểu học chỉ cho học sinh học 1 buổi/ngày do thiếu phòng học.
Mỗi lớp học ở Trường Tiểu học Chu Văn An trung bình có 49 - 50 học sinh. Ảnh: Đình Tuệ. |
Đây cũng là vấn đề làm đau đầu các nhà trường, phòng giáo dục khi phải tính toán lịch học sao cho hợp lý. Trường Tiểu học Chu Văn An (Hoàng Mai, Hà Nội) - nơi có tới 1.145 học sinh nhập học vào lớp 1 năm học 2018 - 2019 nâng tổng số lớp học của trường lên con số 57, trong khi cả trường chỉ có 41 phòng học.
Trao đổi với chúng tôi, bà Lê Thị Thêu - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chu Văn An cho hay, sau buổi họp phụ huynh toàn trường ngày 16/9, nhà trường đã tập hợp các ý kiến của phụ huynh để báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo từ lãnh đạo Phòng Giáo dục Hoàng Mai.
"Sau khi thu thập ý kiến của phụ huynh, chúng tôi sẽ báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Phòng GD&ĐT Hoàng Mai để có hướng bố trí lịch học sao cho hợp lý. Tạm thời từ ngày 17/9, các lớp vẫn theo lịch học cũ là học 4 ngày/tuần và luân phiên vào ngày thứ 7. Khi nào có chỉ đạo từ Phòng thì nhà trường sẽ có thông báo tới phụ huynh", bà Thêu nói.
Bà Phạm Đàm Thục Hạnh - Trưởng Phòng GD&ĐT Hoàng Mai. Ảnh: Đình Tuệ. |
Trong khi đó, bà Phạm Đàm Thục Hạnh - Trưởng Phòng GD&ĐT Hoàng Mai cho hay, nhà trường do chưa thể đáp ứng được điều kiện đầy đủ phòng học cho 57 lớp (riêng khối 1 là 23 lớp) nên đã đưa ra một số phương án để bàn thảo. Xem chi tiết Tại đây.
Vị trưởng phòng cũng cho biết, trong việc sắp xếp thời khóa biểu của trường Chu Văn An là khá vất vả. Do phải học luân phiên như vậy, với gia đình nào có một cháu lớp 1, một cháu lớp 5 cũng sẽ rất khó. Sắp tới, lãnh đạo UBND quận và các phòng ban tiếp tục rà soát, bổ sung điều chỉnh quy hoạch trường lớp tại quận đến năm 2030 theo từng giai đoạn.
"Theo dự kiến, quý 1 năm 2019 trên địa bàn phường Hoàng Liệt sẽ xây thêm 3 trường công lập mới gồm cả mầm non, tiểu học và THCS. Việc thực hiện dự án xây dựng trường phải trải qua 1 quá trình chứ không phải ngày một ngày hai có thể xong. Tôi cũng mong muốn lãnh đạo thành phố và các sở ngành nghiên cứu, cân nhắc phương án cho các trường bị quá tải học sinh được phép nâng tầng của trường học lên.
Cụ thể, các trường tiểu học, THCS được xây dựng nâng lên thành từ 5 - 6 tầng. Còn trường mầm non cho phép được nâng lên từ 4 - 5 tầng để tạo phòng học cho các em học sinh. Đây cũng là giải pháp trước mắt khi chưa xây thêm được trường mới mà Phòng đã báo cáo, tham mưu với lãnh đạo UBND quận, Sở GD&ĐT thành phố và các ban ngành suốt thời gian qua", bà Hạnh thông tin thêm.
Ông Phạm Hùng Anh - Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học (Bộ GD&ĐT). Ảnh: Bộ GD&ĐT. |
Theo ông Phạm Hùng Anh - Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học (Bộ GD&ĐT), Bộ đã có văn bản đề nghị các địa phương tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng, ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của các cơ sở giáo dục. Hướng dẫn các địa phương xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo phòng học, các phòng chức năng. Nếu thiếu đất, các trường có thể xây dựng cao tầng hơn so với bình thường.
"Hiện nay, phần lớn các cơ sở giáo dục phổ thông tại Hà Nội đều bố trí phòng làm việc của ban giám hiệu, phòng họp, phòng hội đồng… ở tầng 1 hoặc rải rác ở tầng 2. Khi nâng thêm tầng nhưng việc bố trí phòng học phải bảo đảm đúng quy định như ở bậc tiểu học, học sinh chỉ học ở tầng 1, 2, còn lại tầng 3 là bố trí khu làm việc của ban giám hiệu, giáo viên văn phòng, hành chính.
Còn đối với trường THCS và THPT chỉ học ở tầng 1, 2, 3 còn lại tầng 4 là bố trí khu làm việc văn phòng, hành chính, ban giám hiệu. Do đó, các phòng trước đó ở tầng 1 sẽ được cải tạo, sửa chữa thành phòng học, phòng tư vấn học sinh, phòng y tế… cho học sinh", ông Hùng Anh chia sẻ.
Bên cạnh đó, vị Cục trưởng cũng lưu ý, tùy vào mỗi công trình trường học có đảm bảo khả năng chịu lực để nâng tầng lên hay không thì Sở Xây dựng các tỉnh/thành sẽ phải kiểm soát. Nếu trường nào đủ điều kiện nâng tầng thì họ lập dự án để trình cơ quan chuyên môn thẩm định. Sau đó rồi thực hiện thi công dự án trong một thời gian nhất định chứ không phải chuyện ngày một ngày hai.
Phó Chủ tịch huyện Hoài Đức: 'Hiệu trưởng Tiểu học Sơn Đồng lạm quyền, nói dối trong vụ lạm thu'
Lãnh đạo UBND huyện Hoài Đức vừa có một số ý kiến về dấu hiệu sai phạm thu chi của Trường Tiểu học Sơn Đồng ... |
Trường Tiểu học Chu Văn An lý giải việc đưa Tiếng Anh liên kết vào lịch học của trẻ
Lãnh đạo Trường Tiểu học Chu Văn An (Hoàng Mai, Hà Nội) đã lý giải việc đưa Tiếng Anh liên kết vào lịch học chính ... |
'Loạn' lịch học ở Tiểu học Chu Văn An, phụ huynh nháo nhác tìm cách gửi và đưa đón con
Nhiều phụ huynh có con học tại Trường Tiểu học Chu Văn An (Hoàng Mai, Hà Nội) tỏ ra lo lắng trước lịch học dự ... |
Dân số tăng nhanh, học sinh quá đông, Tiểu học Chu Văn An đau đầu lên lịch cho trẻ học cả cuối tuần
Lãnh đạo Phòng GD&ĐT Hoàng Mai vừa đưa ra một số phương án về việc học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An phải học ... |
GS Hồ Ngọc Đại: 'Tôi từng từ chối cơ hội làm Thứ trưởng để đi dạy trẻ lớp 1'
GS Hồ Ngọc Đại chia sẻ, trước đây ông đã từng từ chối làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục để chuyên tâm làm giáo viên ... |
Bị tố lạm thu, Tiểu học Sơn Đồng thông báo trả lại tiền nhưng nhiều phụ huynh từ chối
Một số phụ huynh tại Trường Tiểu học Sơn Đồng cho biết, họ vừa mới nhận được đề nghị nhận lại một số khoản tiền ... |