Gỗ và nhiều sản phẩm sẽ được hưởng lợi nhờ gia nhập CPTPP

CPTPP chính thức có hiệu lực với 6 quốc gia đầu tiên là Úc, Canada, Nhật Bản, Mexico, New Zealand và Singapore vào ngày 30/12/2018. Hiệp định này sẽ có hiệu lực với Việt Nam vào giữa tháng 1/2019. Sau khi chính thức gia nhập CPTPP thì gỗ và nhiều sản phẩm sẽ được hưởng lợi do thuế quan điều chỉnh giảm về 0% khi xuất khẩu vào các thị trường của các quốc gia thành viên CPTPP.
 

Ngày 12/11 Quốc hội Việt Nam đã chính thức phê chuẩn Hiệp định CPTPP, tới ngày 15/11, tại Papua New Guinea, Phó thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đã trao thông báo cho Chính phủ New Zealand về việc Việt Nam đã hoàn tất các thủ tục phê chuẩn. Điều đó có nghĩa là Hiệp định sẽ có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/1/2019 (hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi chính thức thông báo), chính thức mở ra các thị trường mới đối với các nước thành viên CPTPP đã phê chuẩn Hiệp định.

go va nhieu san pham se duoc huong loi nho gia nhap cptpp
Gỗ và nhiều sản phẩm sẽ được hưởng lợi nhờ gia nhập CPTPP

Khi chính thức gia nhập CPTPP, Việt Nam sẽ được hưởng lợi khi nhiều mặt hàng xuất khẩu vào các thị trường của các quốc gia CPTPP nhờ thuế quan điều chỉnh giảm về 0% ngay khi có hiệu lực, trong đó có gỗ và các sản phẩm từ gỗ.

Cụ thể, tại thị trường Canada các sản phẩm ván sàn, gỗ thanh đang chịu thuế 3,5%; ván dán, ván ghép, khung tranh, khung cửa và nhất là đồ nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ bằng gỗ đang chịu thuế 6%-9%... sẽ về 0%. Điều này diễn ra tương tự với các nước thành viên khác và một số mặt hàng khác.

Không chỉ đề cập tới các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kĩ thuật liên quan đến thương mại... CPTPP còn xử lí những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước…

Hiệp định CPTPP thể hiện sự toàn diện và tiến bộ, bảo đảm quyền lợi thiết thực đối với mọi người dân, hướng đến người dân để người dân các nước thành viên đều được hưởng lợi từ các hoạt động thương mại, đầu tư, cơ hội việc làm mà nó mang lại.

Ngoài ra, các nước thành viên CPTPP cũng ký với nhau một số cam kết, thỏa thuận song phương dưới hình thức các thư, thư trao đổi và bản ghi nhớ liên quan đến các nội dung thuộc quan tâm riêng của mình theo hướng được phép có những linh hoạt hoặc một khoảng thời gian chuyển đổi nhất định để thực thi một số cam kết của Hiệp định.

Tham gia CPTPP mở ra cơ hội lớn để Việt Nam kết nối với các nền kinh tế lớn trên thế giới, thúc đẩy thương mại và đầu tư. Theo tính toán, CPTPP có thể giúp GDP và xuất khẩu của Việt Nam tăng tương ứng 1,32%/năm và tăng đến 4,04% đến vào năm 2035. Tổng kim ngạch nhập khẩu có thể tăng thêm 3,8%, thấp hơn tốc độ tăng xuất khẩu, nên tác động tổng thể đến cán cân thương mại là thuận lợi. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt cũng sẽ phải đối mặt sức ép cạnh tranh rất cao trong “cuộc chơi” CPTPP.

Cụ thể, các doanh nghiệp cần phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh và triển khai ứng dụng khoa học công nghệ để tạo ra sản phẩm có thể cạnh tranh được trên thị trường ngay tại sân nhà cũng như quốc tế. Đặc biệt, với lĩnh vực nông nghiệp phải tổ chức lại sản xuất, người nông dân phải dần quen với sản xuất lớn, tổ hợp tác, hợp tác xã cũng cần có những cơ chế nhằm khuyến khích đầu tư mạnh hơn nữa để tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có tính cạnh tranh cao trên thị trường.

 

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.