Giá vàng rời đỉnh 58 triệu đồng/lượng, chênh lệch mua - bán hơn 1 triệu đồng/lượng

Đà tăng giảm chóng vánh của giá vàng thế giới khiến nhiều doanh nghiệp trong nước liên tục điều chỉnh giá và thận trọng hơn khi niêm yết giá mua - bán với mức chênh lệch vẫn trên cả triệu đồng.

Giá vàng trong nước trồi sụt liên tục

Sau khi tăng vọt ở đầu phiên hôm nay (29/7) đến 900.000 đồng/lượng, cập nhật đầu giờ chiều nay, giá vàng có phần hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức rất cao.

Cụ thể, khảo sát vào lúc 15 giờ, Công ty Vàng bạc đá quí Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở ngưỡng 56,2 triệu đồng/lượng mua vào và 57,60- 57,62 triệu đồng/lượng bán ra, giảm 200.000 - 300.000 đồng/lượng so với phiên giao dịch đầu giờ sáng nhưng vẫn tăng 300.000 đồng ở chiều mua và 200.000 đồng ở chiều bán so với chiều qua.

Chênh lệch giá mua vào và bán ra của vàng SJC ở mức 1,4 - 1,42 triệu đồng/lượng.

Tại Tập đoàn Doji, giá vàng giao dịch ở mức 56,35 – 57,55 triệu đồng/lượng, tăng thêm 350.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 50.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với phiên giao dịch sáng hôm nay và tổng cộng tăng đến 1,1 triệu đồng/lượng ở chiều mua và 650.000 đồng/lượng ở chiều bán so với phiên giao dịch liền trước.

Chênh lệch giá mua vào và bán ra ở mức 1,2 triệu đồng/lượng.

Rời đỉnh 58 triệu đồng/lượng, chênh lệch giá mua - bán vẫn cả triệu đồng, chuyên gia đưa ra cảnh báo - Ảnh 1.

Giá vàng trong nước vẫn ở mức cao hơn 57 triệu đồng/lượng. (Ảnh: Như Huỳnh).


Tương tự, trong phiên giao dịch đầu ngày, giá vàng trong nước tại Tập đoàn Phú Quý tăng 900.000 - 600.000 đồng/lượng theo hai chiều mua - bán, đến chiều nay giá vàng tăng thêm 200.000 đồng/lượng chiều mua vào nhưng giảm 150.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.

Tính chung, giá vàng miếng tại Tập đoàn Phú Quý tăng đến 1,1 triệu đồng/lượng mua vào và 450.000 đồng/lượng bán ra so với chốt phiên giao dịch cuối ngày 28/7. 

Khoảng cách giá mua vào - bán ra thấp nhất so với các hệ thống còn lại, ở mức 1,05 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC

Ngày 29/7/2020

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

56,20

57,62

300

200

SJC chi nhánh Sài Gòn

56,20

57,60

300

200

Tập đoàn Doji

56,35

57,55

1.100

650

Tập đoàn Phú Quý

56,40

57,45

1.100

450

PNJ chi nhánh Hà Nội

55,30

57,60

-100

400

PNJ chi nhánh Sài Gòn

55,30

57,60

-100

400

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 15h00 so với chốt phiên 28/7. (Tổng hợp: Như Huỳnh)

Còn tại hệ thống PNJ, giá vàng trong nước giảm 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều so với sáng nay, hiện giao dịch ở mức 55,3 - 57,6 triệu đồng/lượng, tức giảm 100.000 đồng/lượng ở chiều mua nhưng tăng 400.000 đồng/lượng ở chiều bán so với cuối phiên trước. 

Chênh lệch giá mua - bán là 1,3 triệu đồng/lượng.

Trước đó, tại phiên giao dịch 28/7, giá vàng bất ngờ tăng vọt lên tới 58,1 triệu đồng/lượng, sau đó lao dốc rất nhanh xuống chỉ còn 57,4 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.

Giá vàng trong nước biến động liên tục theo đà tăng giảm của thị trường thế giới khiến các doanh nghiệp phải điều chỉnh giãn rộng biên độ giá mua – bán và neo giá vàng ở mức cao hơn rất nhiều so với vàng thế giới.

Giá vàng thế giới rời khỏi mốc lịch sử

Thời điểm này, trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay giảm 0,05% xuống 1.955,10 USD/ounce theo Kitco, nhưng vàng giao tháng 8 tăng 0,46% lên 1.953,6 USD.

Qui đổi theo giá tỷ giá USD, hiện giá vàng thế giới khoảng 54,8 triệu đồng/lượng, thấp hơn đỉnh giá vàng trong nước hơn 2,8 triệu đồng/lượng, rút ngắn khoảng cách hơn 900.000 đồng/lượng so với hôm qua.

Rời đỉnh 58 triệu đồng/lượng, chênh lệch giá mua - bán vẫn cả triệu đồng, chuyên gia đưa ra cảnh báo - Ảnh 3.

Diễn biến giá vàng trên thị trường thế giới. (Nguồn: Kitco.com)

Theo Reuters, giá vàng ít thay đổi với thứ Tư (29/7) và rút lui khỏi mức cao nhất mọi thời đại khi các nhà đầu tư chốt lời với sự thận trọng khi chờ đợi cuộc hợp của Cục dự trữ Liên Bang Mỹ (Feb) về dự kiến sẽ cung cấp thêm các biện pháp kích thích tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế bị COVID-19 tấn công.

Vàng đã lập đỉnh kỉ lục 1.980,57 USD/ounce trong phiên trước đó, nhưng giá đã giảm tới 3,7% kể từ đó khi các nhà đầu tư chốt lời và đồng USD bật tăng trở lại.

Cẩn trọng với chênh lệch giữa giá mua – bán

Chia sẻ với người viết, chuyên gia tài chính – ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, một trong những nguyên nhân chính khiến giá vàng tăng phi mã những ngày qua là do diễn biến dịch bệnh trên thế giới càng ngày càng nghiêm trọng. 

"Tình hình này đã đẩy Chính phủ các nước phải tính tới những gói hỗ trợ rất lớn,  điển hình như Mỹ đang tính tới gói hỗ trợ 1.000 tỉ USD nữa, trước đó là 2.200 tỉ USD. Với những gói hỗ trợ của Chính phủ như vậy, đã đẩy một lượng tiền rất lớn trong lưu thông, từ đó làm tăng giá trị tài sản lên, trong đó có giá vàng", ông Hiếu phân tích.

Rời đỉnh 58 triệu đồng/lượng, chênh lệch giá mua - bán vẫn cả triệu đồng, chuyên gia đưa ra cảnh báo - Ảnh 4.

Khoảng cách mua - bán của vàng đang ở mức hơn 1 triệu đồng/lượng. (Ảnh: Như Huỳnh)

Trước biến động tăng giá của kim loại quí, bên cạnh lời khuyên không nên "bỏ trứng vào một giỏ" hay cách "ăn xổi" đã từng nhắc đến trước đây, ông Hiếu khuyến cáo rằng các nhà đầu tư cũng nên cẩn thận với khoảng cách chênh lệch giữa giá mua – bán. 

“Chênh lệch giá mua vào - bán ra từ 1 triệu đồng trở lên đã là rất rủi ro rồi, còn từ 3 triệu đồng trở lên thì rủi ro là quá cao. 

Với giá vàng thế giới cũng vậy, phải xem giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới bao nhiêu. Nếu chênh lệch vài trăm nghìn đồng một lượng thì không sao, còn nếu cao hơn từ 1 triệu đồng mỗi lượng trở lên thì giá vàng trong nước sẽ phải điều chỉnh đi xuống để phù hợp với giá vàng thế giới”.

TS. Nguyễn Trí Hiếu phân tích và lí giải rằng nhà đầu tư và kinh doanh vàng thường mua với giá rẻ và bán với giá cao, họ là người nắm bắt được thị trường, chính vì thế họ đẩy rủi ro cho người mua vàng. Do đó nếu chênh lệch giá mua - bán từ 3 triệu trở lên là rất nguy hiểm cho người mua vàng.

chọn
Hình ảnh tiến độ KCN hơn 2.300 tỷ đồng của Ecoland ở Hưng Yên
Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp số 3 được thực hiện tại huyện Khoái Châu, huyện Yên Mỹ và huyện Ân Thi (tỉnh Hưng Yên) có quy mô 159,7 ha với tổng vốn đầu tư là 2.310 đồng.