Rượu là chất kích thích hay chất ức chế hoạt động? Nếu bạn bước vào một trong hầu hết các quán rượu, nhà hàng vào một tối thứ Sáu sau giờ làm việc, bạn chắc chắn rượu là một chất kích thích. Tiếng ồn ào và cười đùa là những bằng chứng mạnh mẽ nhất.
Còn vào lúc 4 giờ sáng thì sao? Khi bạn thấy một vài vị khách say khướt ngủ trên lề đường, bạn sẽ lại nghĩ rằng rượu là chất ức chế hoạt động.
Về phương diện hóa học, rượu là một chất làm giảm hoạt động của cơ thể và trí óc mạnh nhất. Nhưng trong một lúc, để giảm sự ức chế của con người, rượu có tác dụng như một chất kích thích.
Hiện tượng tương tự cũng xảy ra trong tiếp thị. Hậu quả về lâu dài thường ngược hẳn hiệu quả ngắn hạn.
Doanh số của một công ty tăng hay giảm công cuộc kinh doanh? Rõ ràng là trong ngắn hạn, gia tăng doanh số bán ra sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Nhưng nhiều, rất nhiều bằng chứng cho thấy doanh số bán ra gây hại cho một công ty về lâu dài, bởi vì khách hàng sẽ nghĩ họ không nên mua theo giá bình thường.
Bên cạnh sự kiện cho khách hàng biết rằng họ có thể mua một thứ nào đó với giá rẻ hơn; một đợt bán hạ giá còn nói gì với khách hàng? Nó nói rằng giá bình thường của bạn quá cao. Sau đợt khuyến mãi, giảm giá, khách hàng có khuynh hướng tránh mua ở các tiệm có tiếng là hay bán giảm giá.
Để duy trì số bán các hàng bán lẻ nhận thấy hầu như họ phải liên tục bán giảm giá. Không phải là chuyện lạ khi đi qua một dãy phố bán lẻ ta thấy cả chục tiệm treo biển giảm giá.
Việc bớt tiền cho khách mua ô tô có làm tăng doanh thu không? Còn số tiền được bớt gia tăng trùng hợp với con số xe bán giảm. Doanh số bán xe ở Mỹ giảm liên tiếp trong 5 năm.
Hãng bàn ghế lớn nhất New York là Seamans có chương trình bán giảm giá hàng tuần và Seamans đã phá sản.
Không có bằng chứng nào cho thấy bán giảm giá tăng doanh số về lâu dài. Nhiều công ty nhận ra là họ bán giảm giá 3 tháng một lần chỉ giữ cho doanh số không giảm mà thôi. Ngay khi họ nhưng bán giảm giá, doanh số lập tức tụt.
Nói cách khác, doanh nghiệp duy trì việc bán giảm giá không phải là để tăng doanh số mà chỉ để cho doanh số đừng tụt xuống một khi họ ngừng giảm giá. Bán giảm giá có tác dụng như một loại thuốc uống. Doanh nghiệp tiếp tục hạ giá bởi vì nếu ngưng thuốc, cảm giác đau sẽ tăng.
Mọi hình thức giảm giá như phiếu giảm, khấu trừ hay hạ giá đều có khuynh hướng mách cho khách hàng rằng họ chỉ nên mua khi nào có giá rẻ. Nếu một công ty không bán giảm giá ngay từ lúc đầu thì sao? Trong lĩnh vực bán lẻ, những doanh nghiệp thành công lớn là những công ty thực hiện việc “bán giá thấp hàng ngày”, chẳng hạn như Wal-Mart và K-Mark. Các cửa hàng có mức tiêu thụ hàng hóa đều tăng lên nhanh chóng.
Hầu hết khắp mọi nơi người tiêu dùng đều thấy tình trạng giá cả vọt lên rồi lại tụt xuống. Các hãng máy bay và các siêu thị là hai ví dụ. Tuy nhiên, hãng Procter& Gamble đã có chuyển biến mới bằng cách thiết lập một giá cả đồng nhất, một chiến lược có thể khởi đầu một khuynh hướng mới.
Trong đời sống hàng ngày có rất nhiều ví dụ về việc lãi ngắn hạn và lỗ trong dài hạn, tội phạm là một minh chứng. Nếu một kẻ cướp ngân hàng mang về 100,000 USD, bị bắt với 10 năm tù, gã đã kiếm 100,000 USD trong một ngày hoặc 10.000 USD/năm trong mười năm làm việc, tùy theo cách nghĩ của từng người.
Lạm phát có thể kích thích nền kinh tế trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài lạm phát đưa đến suy thoái kinh tế. Trong ngắn hạn, ăn nhiều thỏa mãn được tâm lý nhưng về lâu dài nó sinh ra chứng bệnh béo phì và trầm cảm.
Trong nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống (tiêu tiền, nghiện ma túy …) hậu quả lâu dài về hành động của bạn thường ngược lại hiệu quả nhất thời. Vậy nên hiệu quả của chương trình tiếp thị chỉ xuất hiện sau một khoảng thời gian.