Giảm tải đường bộ, đường sắt 'già nua' sẽ phát triển thế nào?

Đường sắt Việt Nam đang bị đánh giá là "già nua, lạc hậu" và vận tải bị dồn hết cho ngành đường bộ, gây áp lực lên ngành này.
giam tai duong bo duong sat gia nua se phat trien the nao
Ngành đường sắt đang bị cho là "già nua, lạc hậu".

Vận tải mất cân đối, đường bộ chịu "gánh nặng"

Thời gian vừa qua, ngành Đường sắt đã xảy ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng. Nhiều cán bộ của ngành này đã phải kiểm điểm, bị đình chỉ công tác.

ĐBQH Dương Trung Quốc cho rằng đường sắt gần như bị bỏ rơi và đặt câu hỏi rằng phải chăng đường sắt ít được quan tâm vì đầu tư vào đường bộ dễ chia sẻ lợi ích hơn, có thể cắt nhỏ ra, nhiều hợp đồng...

Đáng chú ý là vấn đề đường sắt "già nua, lạc hậu" từng được nhắc đến nhiều lần và Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể mới đây cũng thừa nhận rằng "một giai đoạn rất dài chưa quan tâm đúng mức và hệ thống đường sắt đang rất yếu kém".

Thậm chí, Bộ GTVT còn bị đại biểu Quốc hội "chỉ trích" về việc báo cáo của ngành chỉ dành 3 dòng để nêu về 2 định hướng của ngành đường sắt và gần như bị bỏ rơi so với đường bộ, hàng không.

Theo ông Nguyễn Văn Thể, nguyên nhân là "ngành giao thông vận tải tham mưu kém". Do đó chưa có những giải pháp để hình thành tuyến đường sắt Bắc - Nam đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.

"Đường sắt Bắc - Nam hiện nay rất lạc hậu. Có những đoạn đường sắt đã hình thành 70 - 80 năm nhưng vẫn chưa có giải pháp để nâng cấp.

Về lâu dài, hiện nay Bộ GTVT đang chuẩn bị đề án xây dựng đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao sẽ trình Quốc hội vào năm 2019", ông Thể cho biết.

Đại diện ngành Giao thông cũng nhận định đường sắt phát triển quá lạc hậu, đường biển, đường ven bờ, đường thủy nội địa trong thời gian vừa qua cũng chưa được đầu tư đúng mức.

Thêm nữa, trong báo cáo đầu năm 2018 của Bộ GTVT cũng thừa nhận chưa khai thác có hiệu quả hợp lý kết cấu hạ tầng giao thông, gây nên nhiều áp lực đối với ngành đường bộ và tỷ lệ đảm nhận giữa các phương thức vận tải ngày càng mất cân đối, vận tải bằng đường bộ là chủ yếu.

giam tai duong bo duong sat gia nua se phat trien the nao
Gánh nặng vận tải dồn lên đường bộ. (Ảnh: Di Linh)

Đầu tư đường sắt, giảm tải đường bộ

Mới đây, khi trả lời cử tri, Bộ GTVT đã đưa ra định hướng phát triển vận tải đường sắt và đường thủy để giảm tải cho đường bộ.

Theo đó, đối với đường sắt, ngành Giao thông sẽ tái cơ cấu theo hướng đảm nhận vận tải hàng hóa khối lượng lớn trên chặng đường dài hoặc trung bình; vận tải hành khách cự ly trung bình và hành khách công cộng tại các thành phố lớn.

Tăng thị phần vận tải đường sắt trên các hành lang vận tải chủ yếu và vận tải hành khách công cộng tại TP Hà Nội, TP HCM.

Đến năm 2020, thị phần vận tải hàng hóa liên tỉnh khoảng 4,34%, vận tải hành khách khoảng 3,4% khối lượng vận tải toàn ngành; vận tải hành khách công cộng đô thị tại TP Hà Nội, TP HCM chiếm từ 3-5% nhu cầu đi lại.

Ngành Giao thông cũng định hướng nâng cao năng lực, chất lượng vận tải tuyến Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Thái Nguyên; nâng cấp, cải tạo các nhà ga; thực hiện các dự án bảo đảm an toàn giao thông đường sắt...

Đối với vấn đề hạ tầng, ngành này cũng định hướng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt theo hướng tập trung ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện có và nghiên cứu đường sắt tốc độ cao.

Trong khi đó, đường thủy nội địa sẽ tái cơ cấu theo hướng chủ yếu đảm nhận vận tải hàng rời khối lượng lớn (khoáng sản, xi măng, vật liệu xây dựng...), vận tải hàng siêu trường, siêu trọng, vận tải chuyển tiếp phục vụ nông nghiệp và nông thôn.

"Đến năm 2020, thị phần vận tải hàng hóa liên tỉnh bằng đường thủy nội địa đạt khoảng 32,38%, vận tải hành khách liên tỉnh đạt khoảng 0,17% khối lượng vận tải toàn ngành", Bộ GTVT cho biết.

Ngành Giao thông cũng sẽ phát triển phương tiện thủy nội địa; cải tạo đường thủy nội địa; nâng cấp các cảng...

Theo Bộ GTVT, hiện nay đường sắt Bắc - Nam có 5.719 đường giao cắt. Trong đó có 1.519 đường giao cắt do Tổng Công ty đường sắt tổ chức có gác chắn.

Còn lại 4.200 đường giao cắt, gọi là giao cắt dân sinh, chủ yếu đường nhỏ và kết nối vào các khu cụm dân cự và những đường giao cắt này luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.

giam tai duong bo duong sat gia nua se phat trien the nao Liên tiếp tai nạn tàu hỏa: Nhiều người vẫn 'liều mạng' băng qua đường sắt

Mặc dù gần đây liên tục xảy ra tai nạn tàu hỏa nhưng nhiều người dân ở Hà Nội vẫn "liều mạng" băng qua đường ...

giam tai duong bo duong sat gia nua se phat trien the nao Tàu hỏa đâm ôtô ở Quảng Ngãi tại đường ngang không có rào chắn

Lãnh đạo VNR cho biết, vị trí xảy ra tai nạn là ở đường ngang chỉ có biển báo, chưa có hệ thống rào chắn, ...

giam tai duong bo duong sat gia nua se phat trien the nao 'Ngành Đường sắt cấm smartphone': Quan trọng là ý thức?

Liên quan đến việc ngành Đường sắt có thể cấm nhân viên chạy tàu dùng smartphone, một chuyên gia giao thông cho rằng điều quan ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.