'Ngành Đường sắt cấm smartphone': Quan trọng là ý thức?

Liên quan đến việc ngành Đường sắt có thể cấm nhân viên chạy tàu dùng smartphone, một chuyên gia giao thông cho rằng điều quan trọng vẫn là ý thức người lao động.
nganh duong sat cam smartphone quan trong la y thuc
Thời gian gần đây ngành đường sắt xảy ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng. (Ảnh minh họa: Di Linh)

Liên quan đến thông tin về việc cấm nhân viên chạy tàu dùng smartphone (điện thoại thông minh) khi lên ban, ngày 14/6, chúng tôi đã có trao đổi với ông Phạm Nguyễn Chiến, Trưởng ban An ninh - An toàn giao thông đường sắt của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR).

Theo ông Chiến, đây mới chỉ là đề nghị từ phía Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và muốn đưa vào thực hiện thì phải đưa vào nội quy lao động.

"Không phải nói cấm là cấm được. Việc này phải đưa vào nội quy và thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động đối với những đơn vị trực tiếp phụ thuộc VNR.

Đối với những đơn vị cổ phần rồi mà VNR góp vốn thì phải thông qua người đại diện phần vốn của Tổng Công ty tại đây có ý kiến với ban điều hành của công ty cổ phần để đưa nội dung này vào nội quy lao động cũng như thống nhất với người lao động thì mới thực hiện được", ông Chiến cho biết.

Theo vị này, VNR không cấm được mà chỉ đưa ra giải pháp để các đơn vị nghiên cứu đưa vào nội quy lao động.

Cũng về việc cấm nhân viên chạy tàu dùng smartphone khi lên ban, TS Phạm Sanh (Giảng viên ĐH GTVT TP HCM) cho rằng... hơi thừa.

"Luật Giao thông có quy định về việc người điều khiển phương tiện không sử dụng điện thoại, phải tập trung.

Người lái tàu, nhân viên... chắc chắn trong quá trình đào tạo cũng được học. Do đó, đây chỉ là chuyện nhắc lại", TS Sanh cho biết.

Theo TS Phạm Sanh, nguyên nhân của các vụ tai nạn đường sắt gần đây do hạ tầng, bảo trì, điều độ, yếu tố con người và sự kết hợp giữa VNR với địa phương trong việc quản lý đường ngang.

"Để giải quyết an toàn đường sắt cần phân tích các nguyên nhân để giải quyết chỉ không chỉ đưa thêm nội quy", TS Sanh nói thêm.

nganh duong sat cam smartphone quan trong la y thuc
Tại nhiều đường ngang dân sinh, ý thức người dân vẫn chưa tốt (Ảnh: Di Linh)

Trao đổi với chúng tôi, một chuyên gia giao thông khác cũng cho rằng giao thông đường sắt đòi hỏi sự chính xác cao. Do đó việc cấm sử dụng điện thoại thông minh nhằm tránh xao nhãng, thiếu tập trung là chuyện bình thường để đảm bảo an toàn.

"Tuy nhiên, tôi cho rằng quan trọng vẫn là ý thức, trách nhiệm của người lao động cũng như việc liên tục trau dồi kĩ năng, kinh nghiệm công việc.

Về lâu dài, chúng ta cần đầu tư thiết bị tự động để không phụ thuộc vào vấn đề con người", vị này cho biết.

Các chức danh như lái tàu, phụ lái tàu; nhân viên điều độ chạy tàu tuyến, nhân viên điều độ chạy tàu ga; trực ban chạy tàu ga; trưởng dồn; nhân viên gác ghi; nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe; nhân viên tuần đường, cầu, hầm, gác chắn; nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi lên ban sẽ không được dùng điện thoại thông minh, máy tính bảng (chỉ cho phép sử dụng điện thoại thông thường).
4 vụ tai nạn tàu hỏa trong 3 ngày

Vào 0h30 ngày 24/5/2018 tại Km234+050 (đường ngang có gác), khu gian Khoa Trường - Trường Lâm (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) xảy ra 1 vụ tai nạn đường sắt do đoàn tàu khách mang số hiệu SE19 chạy hướng Hà Nội - TP HCM đâm vào xe ô tô tải biển số 37C-15138 vượt qua đường sắt.

Hậu quả làm 2 người chết và 10 người bị thương. Vụ tai nạn làm lật đổ 6 toa xe khách, 1 đầu máy, xe ô tô bị hỏng nặng, làm hư hỏng 150 m đường sắt.

Vào khoảng 16h18 ngày 26/5/2018, tại ga Núi Thành (Núi Thành, Quảng Nam) theo kế hoạch đón đoàn tàu hàng số hiệu ASY2 do đầu máy 011 kéo thông qua đường số II (đường chính).

Trong lúc đó, trên đường ga số 3 (đường phụ) có đoàn tàu dồn số hiệu 2469 do đầu máy 350 kéo đang tác nghiệp dồn dịch tại ga, khi đoàn tàu hàng mang số hiệu ASY2 đang thông qua ghi N4 vào đường số II thì đầu máy 350 của đoàn tàu dồn vượt mốc xung đột gây va chạm giữa hai đoàn tàu.

Vụ tai nạn không gây thiệt hại về người nhưng đã làm hỏng nặng 2 đầu máy và 4 toa xe hàng bị trật bánh, một số toa xe bị bung cửa, hàng hóa văng khỏi toa xe.

Khoảng 16h31 ngày 26/5/2018, tàu hàng mang số hiệu 2386 chạy đến ga Yên Xuân Km329+950 (đường số 3) thì bị trật bánh toa xe thứ 3 và thứ 4 trong đoàn tàu.

Vụ tai nạn không gây thiệt hại về người nhưng làm đổ 1 cột tín hiệu ra ga đường số 2 ga Yên Xuân; hư hỏng 02 toa xe hàng.

Vào lúc 13h ngày 27/5/2018, đoàn tàu hàng SH3 chạy hướng Hà Nội – TP HCM khi tới đường ngang tự mở qua đường sắt (có biển báo cấm ô tô) thuộc xã Diễn An (Diễn Châu Nghệ An) đã đâm vào xe bồn vượt qua đường sắt. Hậu quả làm 1 người bị thương (lái xe ô tô), ô tô bị hỏng nặng.

nganh duong sat cam smartphone quan trong la y thuc ĐBQH: Đường bộ vài năm xuống cấp, đường sắt bị phân biệt đối xử?

Nhiều ĐBQH chất vấn Bộ trưởng GTVT về việc suất đầu tư đường lớn, đường nhanh xuống cấp và việc có hay không đường sắt ...

chọn
'Dòng tiền đổ về bất động sản chưa có hoặc rất ít'
Lãnh đạo doanh nghiệp địa ốc cho rằng trong thời điểm này, khi các hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa phục hồi rõ rệt thì dòng tiền đổ về bất động sản chưa có hoặc rất ít.