Giao dịch nhà đất vùng ven TP HCM tĩnh lặng

Giao dịch mua bán nhà đất tại hầu hết các tỉnh thành phía Nam có dấu hiệu giảm trong thời điểm tháng 1 và đầu tháng 2 do thiếu hụt nguồn hàng sơ cấp và tác động từ dịch bệnh.

Giao dịch mua bán nhà đất tại hầu hết các tỉnh thành phía Nam có dấu hiệu giảm trong thời điểm tháng 1 và đầu tháng 2 do thiếu hụt nguồn hàng sơ cấp và tác động từ dịch bệnh.

Giao dịch nhà đất vùng ven TP HCM tĩnh lặng - Ảnh 1.

Thị trường thiếu nguồn hàng sơ cấp là một trong những nguyên nhân khiến giao dịch đầu năm trầm lắng. (Ảnh minh họa: Phương Uyên).

Đầu tư gần 4 tỉ đồng để hùn vốn cùng người quen mua một lô đất lớn tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai), anh N.V.Thành ( Thường Kiệt, quận 10) đang nhờ cậy nhiều sàn môi giới rao bán lại trên các diễn đàn nhà đất từ tháng 1/2020 đến nay vẫn chưa ra được hàng.

Thanh khoản sụt giảm mạnh

Được biết thời điểm cuối tháng 11/2019, khi thị trường đột nhiên sôi động, nhiều môi giới khuyên anh bán ra nhưng anh chần chừ. Không ngờ chỉ sau 3 tháng, thị trường gần như chững lại, không còn giao dịch, rất ít khách hỏi mua, các sàn cũng không hứa hẹn ra được hàng trong tháng 2 này.

“Môi giới đang rao bán hộ tôi cho biết, có thể phải hết tháng 3 thị trường mới khởi sắc. Do tình hình dịch bệnh nên việc kinh doanh gặp khó khăn, tôi cần xoay vốn nên chấp nhận bán nguyên giá gốc vẫn không tìm được khách mua”, anh Thành chia sẻ.

Thực tế hiện nay, thanh khoản trên thị trường bất động sản tại các tỉnh thành lân cận TP HCM đã sụt giảm mạnh. Anh Nguyễn Phúc Nguyên, quản một sàn môi giới đất nền dự án tại Bình Dương cho biết, nhìn vào tình hình thị trường hiện tại, nhiều doanh nghiệp có dự án triển khai trên địa bàn đều gần như hoãn các kế hoạch kinh doanh.

Trong tháng 2 hầu như không có dự án nào mở bán và ít nhất phải đến cuối tháng 3/2020 thị trường mới có nguồn hàng triển khai trở lại. Không có nguồn hàng, doanh nghiệp không mặn mà làm thị trường, khách hàng cũng không hào hứng giao dịch.

Cùng chung nhận định trên, nhiều sàn giao dịch tại Bình Dương, Đồng Nai cho biết, sau Tết đã gần 1 tháng mà thị trường vẫn rất trầm lắng, lượng khách hàng đi xem nhà đất vắng hẳn.

Một phần vì thị trường thiếu nguồn cung mới, phần vì tâm người mua bị tác động bởi dịch Covid-19. Ở một số khu vực có thông tin hạ tầng giao thông chuẩn bị triển khai cũng chững lại rõ rệt, không sôi động như trước Tết.

Lãnh đạo một công ty bất động sản đang triển khai dự án đất nền tại Long An thừa nhận, từ đầu năm đến nay số lượng giao dịch sụt giảm 50-60% so với cùng kỳ năm 2019. Doanh nghiệp này có kế hoạch chào bán dự án mới nhưng lo lắng sức tiêu thụ sẽ không được tốt.

“Đây là dự án lớn đầu tiên công ty định tung ra trong năm 2020 nên nếu sức mua không tốt sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch bán hàng các quý sau. Vì vậy có thể chúng tôi sẽ lùi thời gian chào bán sang quý 2”, vị này chia sẻ.

Năm sàng lọc của thị trường

Dữ liệu nghiên cứu trực tuyến của Batdongsan.com.vn cũng cho thấy, so với cùng thời điểm năm 2019, lượng sản phẩm chào bán và nhu cầu tìm mua BĐS tại thị trường tỉnh có xu hướng giảm mạnh.

Cụ thể, lượng tin rao bán bất động sản trong tháng 1/2020 giảm đến gần 19% so với cùng kỳ, trong đó mức độ quan tâm tìm kiếm sản phẩm nhà đất tại các địa phương như Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần Thơ đều giảm mạnh, xuống hơn 29,3% so với thời điểm tháng 1/2109.

Xét về từng phân khúc, đất nền dự án là dòng sản phẩm có sức tiêu thụ giảm mạnh nhất, lượng tin rao đất nền trong tháng 1 giảm hơn 40% trong khi nhu cầu tìm kiếm sản phẩm này giảm gần 50%.

Đất thổ cư tự do cũng có giao dịch giảm mạnh, lượng tin rao sản phẩm chào bán trên thị trường giảm gần 10% trong khi mức độ quan tâm giảm hơn 35% so với cùng kì.

Nhà riêng là phân khúc ít chịu tác động nhất nhưng do rơi vào tháng Giêng, nhu cầu giao dịch giảm sút nên lượng sản phẩm rao bán cũng giảm hơn 10%, nhu cầu tìm mua giảm gần 25% so với cùng kì.

Nhận định về sự sụt giảm giao dịch nhà đất tại các thị trường tỉnh, ông Đinh Minh Tuấn - Giám đốc Batdongsan.com.vn chi nhánh TP HCM cho rằng, sau khi xảy ra những vụ việc lừa đảo như Alibaba, chính quyền địa phương quản chặt chẽ hơn việc cấp phép dự án, xét duyệt nghiêm ngặt hơn nên nguồn cung rao bán giảm mạnh. Nguồn cung giảm, tâm thị trường ảm đạm đầu năm, đặc biệt là dịch cúm làm các sàn giao dịch/chủ đầu tư lùi kế hoạch mở bán.

Về việc nhu cầu tìm mua bất động sản giảm, ông Tuấn cho rằng, điều này phản ánh đúng diễn biến thị trường khi mà thời gian trước nguồn cung đưa ra ồ ạt, nhưng sau thời điểm này, nhà đầu tư cần thời gian để cân bằng lại nguồn hàng và tính toán hướng phát triển tiếp theo trong năm 2020.

Ngoài ra, tâm phòng chống dịch bệnh khiến nhiều khách hàng muốn giữ tiền để xử các rủi ro, hạn chế vay vốn đầu tư bất động sản cũng như hạn chế chôn tiền vào một khoản đầu tư dài hạn nào đó.

Theo các chuyên gia, tình hình ảm đạm này có thể duy trì đến hết quí I và phải từ quí II/2020 trở đi, thị trường bất động sản các tỉnh lân cận mới có dấu hiệu khởi sắc trở lại khi một số dự án chung cư/nhà phố được bung ra.

Trong khi đó, đại diện một số doanh nghiệp vẫn tin tưởng rằng 2020 là năm sàng lọc của thị trường bất động sản và diễn biến chung là vẫn sẽ phát triển ổn định trong vòng 2 năm tới.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.