Hà Nội: Sắp có hai dự án giao thông hơn 1.400 tỷ ở Ứng Hòa

Huyện Ứng Hòa đã khởi công công trình đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng quốc lộ 21B đoạn từ cầu Xà Kiều, xã Quảng Phú Cầu đến đường cụm công nghiệp Bắc Vân Đình, xã Liên Bạt và đường tránh quốc lộ 21B qua địa bàn huyện.

Hướng tuyến đường tránh quốc lộ 21B qua địa bàn huyện Ứng Hòa. (Ảnh: Báo Công lý).

Theo Cổng TTĐT Chính phủ trang TP Hà Nội, ngày 10/3, huyện Ứng Hòa đã khởi công công trình đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng quốc lộ 21B đoạn từ cầu Xà Kiều, xã Quảng Phú Cầu đến đường cụm công nghiệp Bắc Vân Đình, xã Liên Bạt và đường tránh quốc lộ 21B qua địa bàn huyện.

Đây là các dự án có tổng mức đầu tư lớn nhất mà huyện Ứng Hòa được UBND Thành phố giao làm chủ đầu tư. Dự án được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt ngày 21/6/2024, thời gian thực hiện trong giai đoạn 2024 - 2027.

Lãnh đạo TP Hà Nội cho biết, quốc lộ 21B có tổng chiều dài gần 60 km, nối quận Hà Đông, huyện Thanh Oai, Ứng Hòa (Hà Nội) với huyện Kim Bảng và TP Phủ Lý (Hà Nam). Trong đó, đoạn qua huyện Ứng Hòa có chiều dài khoảng 22 km, giữ vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa Hà Nội và Hà Nam.

Các tuyến đường này đều nằm trong Quy hoạch giao thông vận tải của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, góp phần hoàn chỉnh tuyến quốc lộ 21B theo quy hoạch.

Cả hai dự án đều được thiết kế với mặt cắt ngang rộng 35 m, gồm 6 làn xe. Việc đầu tư nâng cấp, mở rộng hai tuyến đường không chỉ tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân, bảo đảm an toàn giao thông, mà còn thúc đẩy giao thương, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ứng Hòa nói riêng và TP Hà Nội nói chung.

Theo lãnh đạo huyện Ứng Hòa, đây là các dự án có tổng mức đầu tư lớn nhất mà huyện Ứng Hòa được Thành phố giao làm chủ đầu tư. Tổng mức đầu tư của hai dự án lần lượt là 845 tỷ đồng và 593 tỷ đồng.

chọn
Lượng giao dịch nhà liền thổ phía bắc tăng theo tin sáp nhập
Ghi nhận của Avision Young, sau giai đoạn trầm lắng kéo dài từ giữa năm 2022 đến 2023, thị trường nhà liền thổ đã có sự phục hồi mạnh từ giữa năm 2024 và lan rộng ra các tỉnh phía Bắc. Các yếu tố quy hoạch, sáp nhập tỉnh và sự trở lại của giới đầu cơ khiến giao dịch gia tăng đáng kể tại Hưng Yên, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Nam, Bắc Ninh.