Hà Tĩnh: Gia cảnh rớt nước mắt của hai anh em bị đuối nước trên đường chăn trâu về

 “Trước khi đi chăn trâu con còn nói với mẹ tối về ra đồng bắt cua kiếm tiền để chữa bệnh cho cha mà. Con nói đi rồi về, sao con đi luôn không nói mẹ một lời vậy”, chị Lý (mẹ cháu Lê Đăng Lâm) khóc nghẹn bên di ảnh con.

Ngày 26/6, gia đình đã tổ chức lễ an táng cho hai anh em họ Lê Đăng Lâm (SN 2005) và Lê Đăng Khởi (SN 2005), cùng trú tại thôn Trung Trinh, xã Việt Xuyên bị đuối khi trên đường đi chăn trâu về nhà.

Khăn trắng bao trùm xóm nghèo

Trên còn đường ngoằn ngoèo dẫn vào thôn Trung Trinh, xã Việt Xuyên huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), không khí tang thương đang bao trùm nơi đây.

Từ sáng sớm, trong ngày tổ chức lễ an táng, rất đông người dân xung quanh đã vây kín căn nhà nhỏ của gia đình chị Nguyễn Thị Lý ( SN 1981, mẹ của cháu Lê Đăng lâm). Nhiều người đã không cầm được nước mắt khi chứng kiến hình ảnh người mẹ gầy nhom, ốm yếu vật vã bên di ảnh gọi tên con trong tuyệt vọng.

ha tinh gia canh rot nuoc mat cua hai anh em bi duoi nuoc tren duong chan trau ve
Trong căn nhà xập xệ, chị Lý gọi tên con trong đau khổ. Ảnh Hoài Nam

Nằm vật vã bên thi thể con, nhưng mỗi khi có người lại gần hỏi thăm, người mẹ tội nghiệp ấy lại khóc thét lên khi những ký ức về đứa con đáng thương lại ùa về.

“Trước khi đi chăn trâu con còn nói với mẹ đi rồi tối về ra đồng bắt cua cùng mẹ, để kiếm tiền cho cha chữa bệnh mà. Con còn bảo thương mẹ nhất nhà, thấy mẹ gầy con bảo ăn uống vào, thấy các bạn có quần áo đẹp đến lớp con cũng không đòi hỏi gì hết.

Sáng qua con còn giặt đồ cho mẹ, lấy nước cho mẹ uống, sao giờ mẹ gọi con không thưa vậy”, chị Lý khóc nghẹn nói.

ha tinh gia canh rot nuoc mat cua hai anh em bi duoi nuoc tren duong chan trau ve
Sự mất mát này quá lớn đối với những người thân của hai em. Ảnh Hoài Nam

Được biết, chị Lý có 3 người con trai, Lâm là người con trai thứ 2 của gia đình. Vào năm 2012, anh Lê Đăng Hải (SN 1975, chồng chị Lý) phát hiện bị mắc bệnh vẩy nến, từ đây mọi gánh vác đều trên tay chị, từ kiếm tiền chạy chữa cho chồng, đến nuôi ba người con đang tuổi ăn học.

Ngày thường, ban ngày Lâm đi học, tối về lại cùng mẹ ra đồng mò cua bắt ốc kiếm thêm tiền về chạy chữa bệnh cho cha. Cũng vào ngày xảy ra chuyện, Lâm vẫn quấn quýt, ôm chầm lấy mẹ.

"Hôm đó con nó còn ôm, còn bảo mẹ ăn uống vào mới có sức làm việc, mới có sức nuôi mấy anh em học hành, chăm cha mắc bệnh. Chưa hôm nào nó lại ôm mẹ nói vậy, ai ngờ đó là lần cuối", chị Lý nói trong tuyệt vọng.

Cũng từ ngày người chồng mắc bệnh, gia đình chị Lý chưa có lần nào ăn được bữa cơm đầy đủ.

Mới đây, khi vay mượn được một số tiền, nên gia đình đã đưa anh Hải ra ra Hà Nội để điều trị, tuy nhiên nhập viện được gần 1 tuần thì nhận được hung tin con mất.

ha tinh gia canh rot nuoc mat cua hai anh em bi duoi nuoc tren duong chan trau ve
Anh Hải vừa trên xe từ Hà Nội về không còn đứng vứng trước hung tin cậu con trai mất đi. Ảnh Hoài Nam

Nhiều giờ trên xe khách, vừa về tới ngõ, dù không còn sức nhưng anh Hải vẫn lao vào ôm di ảnh đứa con tội nghiệp trên bàn thờ rồi khóc.

“Con dậy nói với cha một câu đi!. Nhìn con không được như những đứa bạn cùng trang lứa cha đã đau, thương con rồi, giờ con lại bỏ đi như vậy cha đau đớn gấp ngàn lần. Lâu nay con còn chưa được bữa cơm đầy đủ, con đi cũng để bụng đói vậy".

Bi kịch!

Cách nhà chị Lý khoảng 10m, là tiếng khóc than ai oán văng vẳng gọi tên con từ ngôi nhà xập xệ của chị Trần Thị Nguyệt (SN 1980, mẹ cháu Lê Đăng Khởi).

Hết sức lực kêu khóc con, bà Nguyệt lại nằm vật xuống nền nhà nhưng không ngừng thổn thức.

“Chồng mất rồi, con giờ cũng đi không về, mẹ sống sao nổi. Con học giỏi, ngoan ngoãn, hiền lành mà sao ông trời lại bất công với con vậy. Sao không để mình mẹ chịu đứng cái bi kịch này mà lại đè lên con nữa vậy. Con dậy nói, ăn cơm với mẹ đi”, chị Nguyệt đau xót bên thi thể con.

Theo những người hàng xóm cho biết, gia đình chị Nguyệt có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Chị có hai đời chồng, Khởi là con thứ 5 trong gia đình có 6 chị em. Năm 2015, người chồng (thứ 2) của chị gặp nạn và tử vong.

Kể từ khi chồng mất đến nay, mọi gánh vác đều đổ lên vai người phụ nữ này. Khi phải một mình nuôi 6 người con (2 đứa con riêng, cùng 4 người con chồng) trong căn nhà xập xệ.

ha tinh gia canh rot nuoc mat cua hai anh em bi duoi nuoc tren duong chan trau ve
Chị Nguyệt khóc ngất bên thi thể con trai. Ảnh Hoài Nam

Từ khi nghe hung tin con trai mất, chị Nguyệt không ăn uống được gì mà chỉ biết nằm vật vã bên thi thể con rồi hờn trách bản thân mình.

Chứng kiến hình ảnh này, bà Nguyễn Thị Tâm (người hàng xóm) không khỏi xót xa. “Nói đến khổ thì không có nỗi khổ nào mà tả hết được, trong làng này, gia đình hai cháu bé là nghèo nhất. Hai cháu Lâm và Khởi thường xuyên đi chăn trâu cùng nhau, hôm xảy ra chuyện, mẹ Lâm còn bảo đứa em út là lúc nào anh về bảo anh ăn cơm rồi ra bắt cua cùng mẹ. Ai ngờ lại xảy ra cơ sự này, nghĩ mà đau xót lắm”, bà Tâm ngậm ngùi.

Bà Đậu Kim Cúc – cán bộ Phòng chính sách xã Việt Xuyên, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) cho biết:

“Gia đình hai em Lâm và Khởi có hoàn cảnh rất khó khăn, thuộc diện hộ nghèo của xã. Hai cháu rất ngoan ngoãn, riêng cháu Khởi học rất giỏi, vừa rồi cháu nhận được giải học bổng dài hạn trẻ em học giỏi vượt khó của tỉnh. Sự ra đi của hai cháu là nỗi đau lớn không chỉ cho gia đình, mà còn hàng xóm, bạn bè nữa”.

ha tinh gia canh rot nuoc mat cua hai anh em bi duoi nuoc tren duong chan trau ve Trên đường đi chăn trâu về, hai anh em đuối nước thương tâm

Trên đường chăn trâu về qua sông, do nước lớn và trời tối nên hai anh em đã bị đuối nước dẫn đến tử vong.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.