Sứa bốc mùi, dân kêu trời!
Gần 1 năm trôi qua, từ sau sự cố môi trường biển đến nay, hàng trăm tấn sứa tồn đọng trong các kho chứa của nhiều hộ dân tại xã Thạch Bằng và Thạch Kim (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã bị hư hỏng, bốc mùi hôi thối vẫn nằm "chình ình" trong kho, khiến cho người dân nơi đây như "ngồi trên đống lửa".
Chị Tuyết Anh, chủ cơ sở hàng thủy sản khô, tươi đông lạnh Tuyết Anh cho biết, gia đình chị có 2 kho thu mua hải sản. Theo số liệu kê khai, có 14 tấn sứa, và 78 tấn mặt hàng hải sản khô, đến nay đã hết hạn sử dụng nằm nguyên trong kho chứa, chưa có cách nào tiêu hủy hoặc giải quyết.
“Gia đình kinh doanh mặt hàng hải sản khô và cả sứa. Do không nằm trong danh sách được nhận đền bù nên hiện nay gia đình vẫn chưa được nhận tiền. Sứa chỉ sử dụng được trong vòng 3 tháng.
Nhưng gần 1 năm trôi qua nay thì đã bốc mùi, dân xung quanh họ kêu nhiều lắm. Chỉ muốn các cấp chính quyền có biện pháp xử lý nhanh chóng giúp dân, chứ dân cũng không có cách nào.
Còn số lượng hải sản khô đã mốc hết muốn bán để cho làm thức ăn cho gia súc nhưng cũng không có ai mua. Trong khi nợ lớn, nợ bé ngày càng chồng chất lên,...", chị Tuyết chia sẻ.
Ngoài mặt hàng sứa, hiện nay loại hải san khô đã hết hạn vẫn nằm nguyên trong kho chứa của các hộ kinh doanh. |
Anh Lê Viết Huy, chủ cơ sở chế biến hải sản Huy Lộc (xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà) phản ánh, hiện nay gia đình còn tồn động gần 50 tấn sứa đã bốc mùi, ngoài ra lượng hải sản khô đã mốc, chuyển màu hơn 1 tấn đang nằm nguyên trong kho chứa vẫn chưa có cách giải quyết.
“Sứa chúng tôi thu mua từ tháng 4/2016 để phục vụ du lịch biển, nhưng do sự cố môi trường không bán được, đến nay đã được 1 năm rồi, nay đã bốc mùi nặng.
Chúng tôi mệt mỏi lắm rồi, giờ chỉ cầu mong mang sứa đi tiêu hủy giúp dân thôi chứ cứ chờ đợi như thế này biết đến bao giờ.
Suốt ngày dân xung quanh kêu than vì hôi thối, phần thì nợ ngân hàng chất đống lên. Hiện tại mong muốn của cá nhân cũng như người dân nơi đây là tìm phương pháp xử lý, tiêu hủy giúp dân”, anh Huy nói.
gần 50 tấn sứa được đựng trong các hộp vẫn nằm nguyên trong kho, đã bốc mùi hôi thôi chờ tiêu hủy của chủ cơ sở chế biến hải sản Huy Lộc huyện Thạch Bằng. |
Không chỉ những chủ hộ kinh doanh đang lo lắng, mà những hộ dân sống xung quanh những kho chứa sứa đang mong muốn tìm hướng đi cho những tấn hải sản này vì sức khỏe của họ đang bị ảnh hưởng.
Chị Nguyễn Thị Tuyết (SN 1973, trú tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) chia sẻ: “Mùi thối quá, chúng tôi đi phàn nàn với các tiểu thương nhiều nhưng cũng thương những chủ kinh doanh sứa đó, vì họ cũng không có cánh giải quyết nào.
Mang đổ, đào chôn thì biết đổ, chôn vào đâu, làm không khéo lại bị xử lý cũng khổ hơn nữa. Ngày nào cũng ngửi mùi này không thể nào chịu được, lúc nào có hướng gió, mùi lại bay tỏa khắp làng".
Đang đợi ý kiến
Được biết, vào tháng 8/2016, mặc dù đã kê khai lượng hải sản này để nhận được hỗ trợ chi trả đền bù, tuy nhiên, theo quyết định số 1880/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì sứa không thuộc nhóm đối tượng kê khai, hỗ trợ, đền bù sự cố môi trường..
Trao đổi với PV, ông Hà Minh Tân, Chủ tịch UBND xã Thạch Kim huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) nói: "Về vấn đề sứa, chính quyền xã đã có đề xuất lên với huyện, với tỉnh và Trung ương để giải quyết, nhưng vẫn đang đợi. Còn trên địa bàn có 13 chủ cơ sở và có 24 kho hàng đông lạnh, hiện tại có 70 tấn sứa đang tồn động lại".
Sứa đã bốc mùi, mốc rêu xanh đang đượ đựng trong các thùng phuy |
“Những vấn đề gì thuộc trong thẩm quyền, quy định của chính quyền xã chúng tôi sẽ làm như trao đổi, nắm ý kiến của người dân và đề xuất lên, chứ tiêu hủy xã không có thẩm quyền.
Ngay từ đầu không có nhiều, nhưng không biết từ đâu mà số liệu lại tăng vọt lên như thế, cho nên đấy còn là một bất cập trong quản lý. Còn sứa, nước mắm, cá khô, ruốc là không nằm trong hạng mục được nhận hỗ trợ, nên toàn bộ những hộ kinh doanh về mặt hàng này đều chưa nhận được tiền đền bù. ”, ông Tân cho hay.
Ông Nguyễn Duy Bính, Chủ tịch UBND xã Thạch Bằng huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) cho biết, toàn xã có 18 hộ đang tồn động 259 tấn sứa chưa tiêu hủy.
“Chúng tôi đã nắm được thông tin này, nhưng xã không làm được gì vì đây là chủ trương của tỉnh và Trung ương quản lý. Về phần xã thì không có thẩm quyền để giải quyết, và huyện cũng vậy. Dân họ kêu nhưng chúng tôi cũng không biết làm như thế nào?”, ông Bính nói.
Hà Tĩnh: Tiêu hủy 275 tấn hải sản bị nhiễm cadimi và phenol | |
Nhận diện hơn 150 hải sản tầng đáy miền Trung khuyến cáo không sử dụng | |
Nhiều loại hải sản miền Trung đã an toàn để làm thực phẩm |