Hai người tử vong ở Bệnh viện Trí Đức: Nguyên nhân có thể do thuốc?

Trường hợp hai người bệnh tử vong ở bệnh viện Trí Đức dùng cùng một loại thuốc, tử vong cùng ngày thì nguyên nhân có thể do thuốc sử dụng cho bệnh nhân.
 
hai nguoi tu vong o benh vien tri duc nguyen nhan co the do thuoc
Trường hợp hai người bệnh tử vong ở bệnh viện Trí Đức dùng cùng một loại thuốc, tử vong cùng ngày thì nguyên nhân có thể là do thuốc sử dụng cho bệnh nhân. Ảnh: Công Phương

Như đã đưa tin, sáng 25/12, ở Bệnh viện Đa khoa Trí Đức (tại 219 Lê Duẩn, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), đã xảy ra vụ việc khiến hai bệnh nhân tử vong nghi do sốc phản vệ.

Theo đó, hai bệnh nhân tử vong là anh Hoàng Văn Trấn (SN 1982) ở xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đến Bệnh viện Đa khoa Trí Đức cắt amidan và chị Quách Thị Mai Phương (SN 1979) là cán bộ Cục quản lý xuất nhập cảnh vào Bệnh viện Đa khoa Trí Đức để phẫu thuật tiểu phẫu tuyến giáp.

Cả hai đều được dùng thuốc tiền mê và gây mê giống nhau, sau đó có biểu hiện sốc phản vệ, chuyển cấp cứu gấp sang Khoa A9 - Bệnh viện Bạch Mai điều trị nhưng không qua khỏi.

hai nguoi tu vong o benh vien tri duc nguyen nhan co the do thuoc Bộ Y tế vào cuộc vụ 2 bệnh nhân tử vong ở Bệnh viện Trí Đức

Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo, phối hợp xác định nguyên nhân dẫn ...

Liên quan đến trường hợp hai người tử vong nói trên, PV đã có trao đổi với PGS.TS Công Quyết Thắng, Chủ tịch Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam. Ông Thắng cho biết, gây mê là công đoạn quan trọng nhằm giúp các bệnh nhân tránh đau đớn khi các bác sĩ can thiệp y tế.

Một kíp gây mê gồm hai người: Bác sĩ gây mê chịu trách nhiệm quyết định kỹ thuật gây mê, thủ thuật trên người bệnh; điều dưỡng phụ mê chịu trách nhiệm toàn bộ về phương tiện, dụng cụ, thuốc men và đường truyền, máy theo dõi.

Cũng theo ông Thắng, trước khi gây mê, bác sĩ phải thăm khám bệnh nhân, tiến hành các xét nghiệm kỹ càng liên quan đến chức năng sống của bệnh nhân. “Sốc phản vệ có thể xảy ra với tất cả các thủ thuật và đây là điều đầu tiên bác sĩ phải nghĩ tới vì nó xảy ra bất kỳ lúc nào” ông Thắng nói.

PGS.TS Hoàng Công Đắc (Bệnh viện E) cho biết sốc phản vệ là hiện tượng xảy ra khi hệ miễn dịch của người bệnh nhạy cảm quá mức với một chất gây dị ứng mà họ được tiếp xúc hay được tiêm. “Sốc phản vệ là tai biến nghiêm trọng, dễ tử vong nếu không chẩn đoán và xử lý kịp thời”, bác sĩ Đắc nói.

Sốc phản vệ có các biểu hiện như tụt huyết áp, thân nhiệt giảm, truỵ tim mạch… Đáng chú ý là triệu chứng của sốc phản vệ xuất hiện càng sớm thì tỉ lệ bệnh nhân tử vong càng cao.

Cũng theo bác sĩ Đắc, trường hợp hai người bệnh tử vong ở bệnh viện Trí Đức dùng cùng một loại thuốc, tử vong cùng ngày thì nguyên nhân có thể là do thuốc sử dụng cho bệnh nhân.

Tác dụng phụ của thuốc gây mê

Bác sĩ Đắc cho biết tác dụng phụ của thuốc gây mê cũng là một nguyên nhân gây tử vong. Tác dụng phụ thường xảy ra với trẻ sơ sinh, người cao tuổi do hệ miễn dịch kém. Ngoài ra, những người mắc bệnh tim hoặc có nguy cơ tim, bệnh về máu, hen suyễn, bệnh phổi, viêm phổi tắc nghẽn mã tính cũng cần chú ý khi dùng thuốc gây mê.

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030
Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2050. Cùng điểm qua những điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.