Hãng bay Mỹ cho 32.000 nhân viên nghỉ không lương khi gói cứu trợ rơi vào bế tắc

American Airlines và United Airlines, hai hãng hàng không lớn nhất của Mỹ, thông báo họ đã bắt đầu quá trình cho nhân viên nghỉ không lương từ 1/10, khi hi vọng về gói cứu trợ tắt dần.

Theo Reuters, 32.000 nhân viên tại hai hãng bay lớn ở Mỹ sắp mất việc. American Airlines sẽ cho nghỉ không lương 19.000 nhân viên, trong đó có 1.600 phi công. United Airlines thì cho nghỉ 13.000 người.

Tuy nhiên, cả hai hãng đều nói với nhân viên rằng cục diện này sẽ được đảo chiều khi giới chức Mỹ đạt thỏa thuận về gói cứu trợ kinh tế. Số nhân lực đang chịu tác động tương đương 13% nhân sự của các hãng trước đại dịch. 

Hàng chục nghìn nhân viên khác của hai hãng bay này, cùng Delta Air Lines và Southwest Airlines đã chấp thuận đề xuất nghỉ việc tự nguyện hoặc nghỉ phép có trả lương. Hành động này giúp các hãng bay giảm nhân sự khi ngành hành không toàn cầu đang đối mặt với khủng hoảng vì Covid-19.

Máy bay của American Airlines đỗ tại Sân bay Tulsa hồi tháng 3. Ảnh: Reuters

Máy bay của American Airlines đỗ tại Sân bay Tulsa hồi tháng Ba. (Ảnh: Reuters).

Các hãng hàng không Mỹ muốn có thêm 25 tỉ USD trợ cấp tiền lương để duy trì việc làm cho nhân viên thêm 6 tháng nữa. Gói cứu trợ hiện tại sẽ hết hạn vào nửa đêm 30/9 theo giờ Washington, sau khi có hiệu lực từ tháng Ba.

Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết việc đàm phán với Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi về gói cứu trợ mới cho nền kinh tế Mỹ có tiến triển. Tuy nhiên, hai bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận nào. 

Trong khi Hạ viện Mỹ quyết định thông qua gói cứu trợ kinh tế 2.200 tỉ USD. Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell gọi đề xuất gói 2.200 tỉ USD của Hạ viện hôm 28/9 là "kì quặc". 

Trong thư gửi nhân viên, Giám đốc điều hành American Airlines Doug Parker cho biết Mnuchin nói với ông rằng gói kích thích kinh tế sẽ bao gồm cả việc gia hạn hỗ trợ cho các hãng bay và có thể đạt được thỏa thuận trong vài ngày tới. "Tuy nhiên, thật không may là chưa có gì đảm bảo các nỗ lực này sẽ cho kết quả", ông Parker nói.

"Ngày mai, hàng chục nghìn nhân viên hàng không sẽ thức dậy mà không có việc làm, không được chăm sóc sức khỏe và hàng chục nghìn người khác sẽ không được trả lương", Chủ tịch quốc tế Hiệp hội tiếp viên hàng không, Sara Nelson cho biết trong một tuyên bố kêu gọi giới chức Mỹ đạt được thỏa thuận.

Các hãng hàng không Mỹ hiện có lịch bay chỉ bằng nửa năm ngoái và lượng hành khách giảm 68%. Air Transport Action Group dự báo tác động của đại dịch lên hoạt động di chuyển có thể khiến 46 triệu việc làm mất đi trên toàn cầu.

Các hãng bay đã lập luận rằng họ cần những nhân viên được đào tạo để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế khi đại dịch lắng xuống. Ông Parker, CEO American Airlines nói với CNN rằng ông tin tưởng một gói cứu trợ nữa sẽ là đủ.

Không chỉ các hãng bay ở Mỹ, giữa tháng 9, hai "ông lớn" trong ngành hàng không là International Airlines Group và Singapore Airlines phải cắt giảm nhân sự qui mô lớn chưa từng thấy do tác động từ đại dịch.

Singapore Airlines (SIA Group) cắt giảm 4.300 nhân sự, tương đương 20% nhân viên của hãng này. Doanh nghiệp cũng dự kiến sẽ hoạt động ở mức dưới 50% công suất bình thường từ nay tới cuối năm tài chính kết thúc vào ngày 31/3/2021.

Trong khi đó, theo Dailymail, tập đoàn International Airlines Group (IAG) của Anh ngày 10/9 cũng thông báo về việc tiếp tục cắt gảm nhiều chuyến bay nhằm đáp ứng qui định phòng dịch Covid-19, đồng thời để tiết kiệm chi phí. 

IAG cho biết, phải tới năm 2023, nhu cầu của hành khách mới có thể phục hồi về mức năm 2019. (Ảnh: Reuters).

IAG cho biết, phải tới năm 2023, nhu cầu của hành khách mới có thể phục hồi về mức năm 2019. (Ảnh: Reuters).

Dự kiến hãng này còn giảm công suất hoạt động trong ba tháng cuối năm tới hơn 60% so với cùng kì năm ngoái, trong khi trước đó kế hoạch dự kiến chỉ là 46%. Một hãng hàng không nổi tiếng thế giới của Ả Rập là Emirates Airlines cũng cho 9.000 nhân viên nghỉ việc. 

Tại Việt Nam, các hãng bay lớn chịu những thiệt hại nặng nề. Với những ảnh hưởng từ đại dịch, thu nhập của phi công Vietnam Airlines giảm còn 77 triệu một tháng, tiếp viên khoảng 14 triệu đồng, bằng nửa năm ngoái. Vietnam Airlines đã điều chỉnh giảm thu nhập cả năm nay của người lao động 40-50%. Tổng số lao động của hãng cũng giảm hơn 1.650 người so với năm ngoái, theo tài liệu họp thường niên của Vietnam Airlines.

Ở Jetstar Pacific, từ tháng 3 đến tháng 5/2020, ban lãnh đạo giám đốc công ty tự nguyện giảm 40% lương, các phó tổng và kế toán trưởng giảm 30% lương chức danh,...

Trong bối cảnh hàng không toàn cầu và trong nước lao đao, Vietjet Air là một trong số ít hãng hàng không vượt qua đại dịch một cách ngoạn mục, không phải sa thải nhân viên.

chọn
Incomex thoát lỗ 2024 nhờ khoản lãi đột biến, đang bắt tay với công ty con BIM Group làm dự án ở Vĩnh Phúc và Long Biên
Quý IV/2024, Incomex bất ngờ ghi nhận khoản lợi nhuận khác 5,7 tỷ đồng, nhờ đó thoát lỗ trong năm 2024. Doanh nghiệp hiện đang bắt tay với Catalan Land để hồi sinh dự án Xuân La, đồng thời hợp tác với công ty con của BIM Group đầu tư hai dự án bất động sản ở TP Phúc Yên và quận Long Biên.