Hàng chục cán bộ hải quan bị 'kiều nữ' mua chuộc

Hàng chục cán bộ hải quan bị nữ doanh nhân mua chuộc, rút ruột hơn 80 tỷ đồng tiền thuế bị đưa ra xét xử lại.
vu 28 can bo hai quan hang chuc nguoi bi kieu nu mua chuoc

28 cán bộ hải quan gây thất thoát hơn 80 tỷ đồng hầu tòa

Ngày mai (12/10), 28 bị cáo nguyên cán bộ hải quan thừa nhận đã ký khống hồ sơ để được "bồi dưỡng" và gây thất thoát ...

vu 28 can bo hai quan hang chuc nguoi bi kieu nu mua chuoc
Trong lần xét xử lần này chỉ còn 40 bị cáo chủ yếu là cán bộ hải quan

Ngày 12/10, TAND TP HCM mở phiên xử Trần Thị Bích Tuyền (37 tuổi, nguyên giám đốc Công ty TNHH Lam Tuyền và Công ty TNHH Đại Đắc Tài), Lê Dũng (62 tuổi, nguyên giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ Sài Gòn) cùng đồng phạm về các tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Buôn lậu", "Đưa hối lộ" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Liên quan đến vụ án, ông Nguyễn Văn Biên (52 tuổi, nguyên Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu Khánh Bình, tỉnh An Giang) cùng 24 cựu cán bộ hải quan của An Giang và 2 người thuộc Chi cục Hải quan Cảng Sài Gòn khu vực 4 - Hải quan TP HCM - bị cáo buộc tội danh "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Đây là một trong 6 đại án vừa được Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chỉ đạo sớm đưa ra xét xử.

Trần Thị Bích Tuyền xuất thân từ làng quê nghèo ở tỉnh Long An. Học chưa hết lớp 7, Tuyền lên TP HCM lập nghiệp. Nhờ có chút nhan sắc và biết chớp cơ hội, Tuyền lần lượt đứng ra thành lập các công ty “ma” để làm ăn phi pháp.

Lợi dụng chính sách của Nhà nước trong việc khuyến khích xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài và hoàn thuế GTGT cho các doanh nghiệp xuất khẩu, Tuyền nảy ý định tìm cách chiếm đoạt tiền hoàn thuế.

Tuyền bàn bạc với Lâm Tuấn Phát (Giám đốc công ty CP Cảnh Phong) lập hồ sơ xuất khẩu khống sang Campuchia rồi sử dụng làm hồ sơ xin hoàn thuế GTGT. Cho rằng công ty Cảnh Phong là doanh nghiệp tư nhân, thủ tục hoàn thuế sẽ bị kiểm tra kỹ, gặp nhiều khó khăn, Tuyền và Phát thống nhất tìm cách tiếp cận, quan hệ và đặt vấn đề “làm ăn” với Lê Dũng - Giám đốc công ty CP TPCN Sài Gòn, là doanh nghiệp có 51% vốn nhà nước.

Từ tháng 5/2011 đến tháng 9/2013, Lê Dũng đã đại diện công ty ký 145 hợp đồng ngoại thương khống với nội dung bán thuốc lá và các mặt hàng thực phẩm khác cho Trần Thị Bích Tuyền thông qua pháp nhân của 2 công ty do Tuyền quen biết ở Campuchia. Tổng giá trị các hợp đồng là 1.375 tỷ đồng, thuế giá trị gia tăng là hơn 134,5 tỷ đồng.

Sau khi có hồ sơ khống, Tuyền, Dũng và đồng phạm đã lập hồ sơ, xin hoàn thuế được 80,3 tỷ đồng rồi chiếm đoạt. Sở dĩ các bộ hồ sơ khống trên có giá trị pháp lý là do sự tiếp tay, ký khống của các cán bộ, công chức Hải quan cửa khẩu Khánh Bình, tỉnh An Giang.

Theo lời Tuyền khai, nữ bị can này đã chi 4 tỷ đồng cho đối tượng Lâm Thị Thủy (đã bỏ trốn) để người này đưa cho nguyên Chi cục trưởng Nguyễn Văn Biên và cấp dưới để được chỉ đạo, ký khống 92 tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu mặt hàng thuốc lá cho công ty CP TPCN Sài Gòn.

vu 28 can bo hai quan hang chuc nguoi bi kieu nu mua chuoc
Bị cáo Bùi Bích Tuyền người cầm đầu trong vụ án này, dùng tiền để mua chuộc các cán bộ hải quan.

Trong đó, ông Biên được nhận 244,1 triệu đồng; nguyên Phó chi cục trưởng Thái Thanh Nguồn và Nguyễn Phi Công hưởng lợi 116 triệu đồng.

Tháng 9/2013, Đội kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan kiểm tra 2 container của công ty CP TPCN Sài Gòn với nội dung ghi trong tờ khai xuất khẩu mặt hàng thuốc lá điếu hiệu Craven A, trọng lượng 3.000 thùng, trị giá hơn 23 tỉ đồng.

Tuy nhiên, kết quả kiểm tra thực tế xác định, hàng chứa trong 2 container trên là 20.000 kg gạo trắng, trị giá chỉ 190 triệu đồng. Trong lúc cơ quan chức năng đang kiểm tra thì Hứa Châu (nguyên Giám đốc công ty TNHH TM MTV Lâm Kim Ngọc) cung cấp hơn 2.000 thùng thuốc lá, đóng vào 2 container nhằm vận chuyển đến Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 4 để đánh tráo 2 container đang bị kiểm tra. Tuy nhiên, phi vụ đánh tráo trên bị phát hiện. Hành vi buôn lậu gạo trên bị khởi tố, điều tra.

Mở rộng điều tra, hành vi lừa đảo của Tuyền và đồng phạm bại lộ, hàng loạt cán bộ, nhân viên Hải quan bị xác định có liên quan đến vụ án.

Hồi tháng 6, TAND TP HCM đưa vụ án ra xét xử. Quá trình thẩm vấn do còn nhiều tình tiết chưa được làm rõ, nhiều bị cáo kêu oan nên HĐXX quyết định trả hồ sơ để điều tra thêm. Sau khi điều tra bổ sung, 3 cựu cán bộ hải quan được tách ra để điều tra xử lý riêng. Phiên tòa dự kiến kéo dài đến cuối tháng.

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025. Cùng điểm qua những điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.