Hang đá Giáng Sinh và ý nghĩa các tượng trong hang đá
Mỗi mùa Noel hằng năm, các hang đá Bê-lem đều được dựng lên ở khắp các giáo xứ hay thậm chí là ở mỗi gia đình Công Giáo. Tuy nhiên, liệu bạn có hiểu được nguồn gốc hang đá Giáng Sinh và những bức tượng mà người ta thường đặt trong đó hay không?
Hang đá Noel luôn được trưng bày rất phong phú và đa dạng dựa theo quan niệm truyền thống cũng như văn hóa của mỗi dân tộc trên thế giới. Tại Việt Nam, hang đá này thường dựng bằng rơm hoặc mái tranh. Song dù được dựng như thế nào thì hang đá đều thể hiện lại quang cảnh màu nhiệm lúc Chúa ra đơi.
Tại sao lại có hang đá Giáng Sinh?
Chuyện kể rằng, vào năm 1223, khi chỉ còn đúng hai tuần nữa là đến đại lễ Chúa Giáng Sinh, Thánh Phan-xi-cô Assisi gặp một người thầy mới tập tu tên Jean Velita. Ngài liền ngỏ lời với vị thầy tu đó rằng, ông có một mong uớc được cử hành lễ Giáng Sinh để suy tôn việc Chúa ra đời tại hang Bê-lem. Và lễ này phải thể hiện được sự khó nhọc và đau khổ của Chúa từ khi còn thơ bé.
Ngài muốn làm một hang đá đúng như thật, có cỏ khô, có một con lừa và một con bò để giống với bò và lừa năm xưa chầu quanh Chúa Hài Đồng. Vị thầy tu đó đã nghe lời Thánh Phan-xi-cô, làm một hang đá y lời thánh dặn. Từ chiếc máng cỏ đầu tiên tại Greccio đó, hàn năm các giáo xứ và nhà thờ khắp nơi trên thế giới đều bắt đầu làm hang đá với cây thông để chào đón đại lễ Chúa Giáng Sinh.
Ý nghĩa của các hình pho tượng đặt trong hang đá Giáng sinh
Bên cạnh những thông tin về nguồn gốc hang đá Giáng Sinh, bạn có thể tìm hiểu về ý nghĩa các bức tượng đặt trong hang đá Noel này để hiểu rõ hơn về ngày Chúa ra đời.
Tượng Chúa Hài Đồng
Bức tượng Chúa Hài Đồng nhỏ nhất nhưng lại là trung tâm của toàn hang đá. Chúa Hài Đồng sẽ được đặt trong một chiếc máng với đầy cỏ khô lót bên dưới. Người được quấn bằng một chiếc khăn màu trắng.
Việc Chúa Hài Đồng nằm trên máng ăn của bò và được lót cỏ khô thể hiện sự nghèo khổ tột cùng của Chúa. Ngài nghèo đến mức không hề có một tài sản nào cả. Chiếc khăn trắng quấn quanh hài nhi Giê-su cũng là dấu hiệu báo trước chiếc khăn sẽ liệm xác Ngài sau khi Ngài chịu chết trên núi Sọ để chuộc tội cho nhân loại.
Tượng Đức Mẹ Maria
Đến những năm 1400 tượng Đức Mẹ Maria mới được đặt trong hang đá. Mẹ ngồi đó như một người đang chìm sâu trong sự thờ lạy, mến yêu và suy ngẫm về màu nhiệm sự ra đời của Thiên Chúa. Dù thế, khuôn mặt của Mẹ cũng thể hiện sự băn khoăn và lo âu như những người mẹ khác khi sinh đứa con đầu lòng. Gương mặt Mẹ thể hiện rõ nét buồn – vui lẫn lộn. Chẳng hạn như những suy nghĩ về sau này con trẻ lớn lên ra sao, sẽ sống như thế nào trong một thế giới đầu ích kỉ, ghen ghét và thù hận?
Tượng Thánh Giuse
Trong hang đá Giáng sinh cũng không thể thiếu tượng Thánh Giuse. Thánh Giuse thường được khắc họa mặc một chiếc áo choàng rộng tựa như sứ mệnh cao cả nhưng đầy khó khăn mà Chúa Cha đã giao phó cho Ngài. Đó chính là bảo vệ Chúa Giê-su Kito - Đấng cứu chuộc nhân loại và mẹ của Người, Đức Trinh nữ Maria.
Trên tay Thánh Giuse có thể cầm chiếc Đèn nói lên sứ mạng gìn giữ và chăm sóc Chúa con. Thánh Giuse được đặt bên phải, cạnh những con bò đang ngắm nhìn Chúa Hài Đồng.
Các Thiên Thần
Chúa xuống thế làm người tại hang đá hẻo lánh không có bóng người qua lại nhưng các Thiên Thiên từ trời cao xuất hiện hát mừng với điệu nhạc “Gloria in excelsis Deo”, “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”. Các Thiên Thần cũng chính là vị đã đi báo tin mừng cho mục đồng đang ngủ ngoài đồng.
Mục đồng
Mục đồng được khắc họa với nét mặt ngạc nhiên và vui mừng khi chiêm ngắm Chúa Hài Đồng trong máng cỏ. Những người này tượng trưng cho tầng lớp người nghèo được Thiên Chúa đặc biệt quan tâm. Họ sẽ được Đấng cứu thế đề cao và bảo vệ vì “Nước Trời là của họ”.
Con Thiên Chúa sinh ra với mong muốn trở nên những người nhỏ bé như mục đồng. Vì thế Ngài sinh ra trong hoàn cảnh nghèo hèn và khiêm tốn.
Các con vật: bò, lừa
Các loài vật là những bầy tôi đầu tiên phục dịch cho Chúa Hài Đồng khi Ngài cất tiếng chào đời. Con bò tượng trưng cho những người Do Thái phải chịu khó nhọc trước sự khắt khen của pháp luật. Chúng đồng thời còn là hiện thân cho quyền lực và sức mạnh. Con lừa lại đại diện cho dân ngoại mang thân phận là loài vật gánh bao tội lỗi trên mình. Và tội nặng nhất là không nhấn biệt Thiên Chúa, là Đấng tạo dựng nên trời đất muôn loài. Con lừa cũng là biểu tượng cho sự thờ tự và sự lao công.
Việc bò và lừa xuất hiện trong hang đá mang ý nghĩa: Đức Giê-su đã nhận lấy mọi tội lỗi của nhân loại và sau cùng, Người lại hiến tế chính bản thân mình để đền tội cho nhân loại.
Ba vua
Sau khi nghe tin Đấng cứu chuộc nhân loại được sinh ra, ba vị đạo sĩ từ Phương Đông đã đến để bái lạy và dâng lễ vật lên cho Chúa Hài Đồng, chi tiết bao gồm:
- Bathasar: Người đứng và ôm trên tay bình đựng nhũ hương. Điều này thể hiện cho sự cầu nguyện và lễ hiến tế. Ông là một người Châu Á.
- Melchior: Vị quỳ gối dâng lên Chúa vàng, tượng trưng của quyền lực và sự giàu có. Ông là người châu Âu.
- Caspar: Vị đạo sĩ trẻ tuổi nhất, ông đứng sau Bathasar và Melchior. Trên tay ông có bình đựng mộc dược, thể hiện sự đau khổ và sự chết chóc. Vị này là người châu Phi với nước da đen sậm.
- Ngoài ba vị vua trên còn có một vị thứ tư là Artaban. Ông ít được nhắc đến hơn và được đặt trong hang đá với tượng trưng bằng đá quý.
Việc bài trí hang đá Giáng sinh trong giáo xứ hay gia đình là một các thể hiện thiêng liêng kính nhớ ngày Chúa Giêsu sinh xuống làm người chuộc tội chịu chết.