Hàng loạt cựu lãnh đạo Ngân hàng MHB bị đề nghị truy tố

Trong số 17 người bị cơ quan điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố trong vụ án xảy ra tại Ngân hàng MHB có cựu Chủ tịch HĐQT và cựu Tổng giám đốc ngân hàng này.
hang loat cu u la nh da o ngan ha ng mhb bi de nghi truy to
bị can Huỳnh Nam Dung nguyên chủ tịch HĐQT ngân hàng MHB bị đề nghị truy tố (ảnh: Báo Giao thông)

Ngày 7/2, Cơ quan CSĐT Bộ Công an kết luận điều tra vụ án ‘Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB), Công ty cổ phần chứng khoán MHB và một số doanh nghiệp liên quan’, đồng thời chuyển hồ sơ qua Viện KSND tối cao đề nghị truy tố 17 bị can liên quan tới vụ án này.

Trong số các bị can bị đề nghị truy tố có Huỳnh Nam Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT MHB; Nguyễn Phước Hòa, nguyên Tổng giám đốc; Bùi Thanh Hưng, nguyên Phó tổng giám đốc; Nguyễn Văn Thanh, nguyên kế toán trưởng; Lữ Thị Thanh Bình và Đặng Văn Hòa, nguyên Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc MHBS, cùng các bị can khác nguyên cán bộ, nhân viên MHB và MHBS.

Theo kết luận điều tra của Bộ công an, MHB được thành lập năm 1998, có trụ sở chính tại Q.3, TP HCM với vốn điều lệ hơn 3.369 tỉ đồng, trong đó vốn nhà nước chiếm tới 91,26%. Cuối năm 2006, MHB thành lập MHBS, trong đó vốn của MHB chiếm tới 60% vốn điều lệ. Từ tháng 11/2010, MHB qua kiểm toán nội bộ kết luận MHBS thua lỗ liên tiếp, trong đó năm 2008 thua lỗ hơn 36,6 tỉ đồng, năm 2009 thua lỗ hơn 41,5 tỉ đồng và 9 tháng đầu năm 2010 lỗ thuần từ hoạt động tự doanh gần 13 tỉ đồng.

Việc thua lỗ này có nguyên nhân lớn từ việc MHBS mắc nhiều sai phạm trong hoạt động kinh doanh chứng khoán như: cho khách hàng mua chứng khoán trả chậm tiền, cho khách hàng vay tiền thông qua hợp tác đầu tư. Là người quản lý vốn nhà nước tại MHB, Huỳnh Nam Dũng thay vì tìm các giải pháp để chấn chỉnh, lại thống nhất với các cán bộ chủ chốt của ngân hàng ra chủ trương chuyển vốn từ MHB sang MHBS dưới hình thức hợp tác đầu tư trái phiếu chính phủ, để MHBS sử dụng gửi có kỳ hạn tại chính các chi nhánh MHB hưởng chênh lệch lãi suất, đồng thời sử dụng chính nguồn vốn của MHB tạm ứng tiền cho các công ty trung gian để thực hiện việc mua bán trái phiếu chính phủ của MHB, sau đó bán lại cho MHBS. Bằng cách làm này, MHBS được hưởng lợi hàng chục tỉ đồng, đồng thời tạo điều kiện cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp khác cũng được hưởng lợi.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, chủ trương chuyển vốn nêu trên của ban lãnh đạo MHB là vi phạm luật Các tổ chức tín dụng năm 2010; vi phạm Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng và các thông tư của Ngân hàng Nhà nước VN, dẫn đến MHB bị thiệt hại số tiền gốc là 272 tỉ đồng.

Ngoài ra, Ban Tổng giám đốc MHBS cũng mắc hàng loạt sai phạm như: cho phép mở 3 tài khoản đứng tên 3 cá nhân, rồi dùng tiền của doanh nghiệp để mua bán chứng khoán với số tiền hàng trăm tỉ đồng. Quá trình giao dịch, Hội đồng đầu tư Ban Tổng giám đốc MHBS đã chỉ đạo rút hơn 1,2 tỉ đồng từ tài khoản đứng tên Nguyễn Quang Huy để sử dụng cho mục đích cá nhân, đồng thời để nhiều cá nhân được hưởng lợi trái phép...

Trong vụ án này, cơ quan CSĐT xác định bị can Huỳnh Nam Dũng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, làm trái quy định của pháp luật, gây thiệt hại tài sản nhà nước với số tiền gần 299 tỉ đồng.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.