Lễ hội Ná Nhèm (lễ hội rước của quí) của người Tày, trong tiếng Tày có nghĩa là “mặt nhọ”, được phục dựng nhiều năm nay, đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người dân và du khách thập phương về tham dự lễ hội. |
Trong lễ hội, còn có màn rước sinh thực khí nam (Tàng thinh) và sinh thực khí nữ (Mặt nguyệt) cũng như rước ngô, khoai, lúa... Ý nghĩa của việc này là ước mong sinh sôi nảy nở, con cháu đầy đàn và cầu cho cuộc sống đầy đủ, đời sống ấm no. |
Ông Cứng (56 tuổi) người đã nhiều năm dân làng tin tưởng và giao nhiệm vụ chế tác Tàng Thinh và Mặt nguyệt để phục vụ cho lễ hội "rước của quí". |
Theo ông Cứng, phần trên đầu của Tàng thinh vẫn được giấu kín, không để tiết lộ ra bên ngoài. |
Tàng thinh trong lễ hội "rước của quí" năm nay được ông phối màu sơn, sao cho khác với những năm trước, |
Lễ hội Ná Nhèm của người Tày được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng hàng năm tại xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn tại đình làng Mỏ. |
Các hộp sơn để sơn 2 "của quí" được bày la liệt dưới nền nhà. |
Hai "của quí khổng lồ" phục vụ cho lễ hội Ná Nhèm vẫn được để trong khu chế tác của gia đình ông Cứng. |
Vào đêm nay, người dân trong làng mới đưa Tàng Thinh và Mặt Nguyệt ra Đình. |
Ông Cứng cũng cho hay: "Khá nhiều thanh niên đã đến xin xem 2 'của quí' ra sao, nhưng họ chỉ có thể xem Mặt Nguyệt và phần dưới của Tàng Thinh, còn phần trên phải được giữ cho đến phút cuối"" |
Đình làng Mỏ, nơi tổ chức lễ rước ‘của quí’ lớn nhất Việt Nam có nguy cơ sụp đổ
Theo thời gian, đình làng Mỏ (xã Trấn Yên, Lạng Sơn) – nơi tổ chức lễ rước ‘của quí’ lớn nhất Việt Nam đang xuống ... |
Người khắc ‘của quí’ lớn nhất Việt Nam: 'Tôi khắc âm thầm, không tiết lộ với ai'
Năm nay, Tàng Thinh và Mặt Nguyệt sẽ do các cụ bô lão trong xã Trấn Yên (Bắc Sơn, Lạng Sơn) chỉ đạo làm và ... |