Hệ lụy nông dân ồ ạt bán đất mặt ruộng

Sau khi thu hoạch xong vụ lúa, vào những ngày này, nhiều hộ dân ở huyện Long Hồ (Vĩnh Long) tranh thủ bán lớp mặt đất ruộng bất chấp hệ lụy về sau.
he luy nong dan o at ban dat mat ruong
Công nhân xúc đất vào bao

Những ngày qua, trên một số cánh đồng thuộc xã Phú Đức và xã Long An (H.Long Hồ) có nhiều người dân bán đất mặt ruộng cho người có nhu cầu đến mua. Theo tìm hiểu thì chủ đất khoán trắng cho người mua đất với giá từ 1,2 - 1,5 triệu đồng/công. Sau đó, người mua đất sẽ đem xe cuốc đến lấy đất hoặc cho máy cày vào cày đất lên rồi cho người xúc đất vào bao, những bao đất này sẽ được lái thu mua tại chỗ với giá 12.000 đồng/bao. Nếu làm siêng năng, có người được từ 250-300 ngàn đồng/ngày.

Theo người dân, họ bán lớp đất mặt ở những thửa ruộng gò cao nhằm mục đích hạ thấp độ cao của mặt ruộng cho nước dễ vào và để kiếm thêm thu nhập, nhưng số tiền nhận được từ việc bán đất sẽ không đủ để bù đắp vào những thiệt hại sau đó. Nhiều thương lái đất mặt ruộng sẽ vận chuyển đến các nơi có nhu cầu, chủ yếu là các nơi trồng hoa kiểng ở tỉnh Tiền Giang và TP.HCM.

Theo lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Long Hồ, tầng đất canh tác của đất lúa dày khoảng 3-4 cm. Nếu người nông dân bán đi lớp đất mặt này thì các mùa vụ sau khi nông dân bón phân vào sẽ không giữ được dinh dưỡng trong đất và nước cho cây vì bị ngấm xuống sâu. Để tái tạo lớp đất mặt như cũ phải mất nhiều năm mới có thể tạo nên lớp phù sa dinh dưỡng cho lúa. Việc lấy lớp đất mặt sẽ làm cho các vụ lúa sau không đạt năng suất cao là điều tất yếu.

chọn
Khu đô thị Tràng Cát của KBC tăng vốn gấp 11 lần lên 69.000 tỷ, sẽ phát triển gần 26.000 bất động sản
Khu đô thị và dịch vụ Tràng Cát của Kinh Bắc vừa được điều chỉnh vốn và tiến độ hồi tháng 1 vừa qua. Dự án này sẽ có quy mô 585 ha với 25.840 sản phẩm bất động sản, dự kiến đưa vào kinh doanh từ năm 2025 và vận hành vào năm 2032.