Trên thị trường, đất không có Sổ đỏ bao giờ cũng được định giá thấp hơn. Vì hấp dẫn bởi giá cả và vì khát khao muốn có mảnh đất, căn nhà của riêng mình, nhiều người đã không ngần ngại dốc túi để mua một mảnh đất không có Sổ đỏ.
Khoản 1, Điều 167 Luật Đất đai năm 2013, quy định: Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.
Khoản 1 Điều 168 của Luật cũng quy định rõ: “Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp, người sử dụng đất thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất...”.
Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định, một trong những điều kiện thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng sử dụng đất là mảnh đất đó phải có Sổ đỏ (trừ một số trường hợp đặc biệt về thừa kế quyền sử dụng đất).
Như vậy, có thể khẳng định giao dịch mua bán đất không có Sổ đỏ thì không được coi là hợp pháp. Chính vì không được coi là hợp pháp nên các giao dịch này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà không phải ai cũng biết trước được.
Ảnh minh họa. |
Theo tinh thần của Điều 40 Luật Công chứng 2014, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chỉ được công chứng nếu có bản sao Sổ đỏ. Do đó, nếu như không có Sổ đỏ, hai bên chỉ có thể giao kết qua hợp đồng viết tay.
Tuy nhiên, khi có tranh chấp xảy ra, hợp đồng viết tay sẽ bị coi là vô hiệu, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận, tức là người mua sẽ phải trả lại đất và nhận lại tiền. Trong trường hợp giá đất lúc hoàn trả đã tăng mạnh so với lúc mua, người mua sẽ là người chịu thiệt.
Đất không có Sổ đỏ nên rất khó xác minh được nguồn gốc đất, tiềm ẩn nhiều rủi ro như: Đất lấn chiếm, đất đang có tranh chấp, đất nông nghiệp và thậm chí là đất đã có quyết định thu hồi… Vì thế, người mua có thể phải đối mặt với những tranh chấp pháp lý bất cứ lúc nào.
Vẫn theo Điều 188 của Luật Đất đai 2013, chỉ được thế chấp quyền sử dụng đất trong trường hợp đất có Sổ đỏ. Như vậy, trong trường hợp có nhu cầu vay vốn ngân hàng, người mua không thể thế chấp đất nếu không có Sổ đỏ.
Như đã phân tích ở trên, việc mua bán đất không có Sổ đỏ là bất hợp pháp và chứa đựng rất nhiều rủi ro.
Theo quy định trường hợp không được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
- Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
- Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó”.
Với các trường hợp pháp luật quy định trên, các loại đất nêu trên sẽ không được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
Hướng dẫn thủ tục tách Sổ đỏ
Về hồ sơ xin tách Sổ đỏ được quy định trong Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ... |
Lệ phí cấp Sổ đỏ tại TP HCM
Tại TP HCM, mức thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền ... |
Lệ phí cấp Sổ đỏ tại Hà Nội
Với những người mới mua đất, mới được chuyển nhượng đất và đang thực hiện thủ tục xin cấp sổ đỏ thì chi phí làm ... |