Him Lam đang thoái vốn LienVietPostBank?

Loạt lãnh đạo LienVietPostBank đăng ký mua vào lượng lớn cổ phiếu lên gần 46 triệu đơn vị. Liệu đây là động thái Công ty Him Lam, cổ đông lớn nhất LienVietPostBank đang thoái vốn, dọn đường cho ông Dương Công Minh tham gia vào ghế nóng Sacombank như những
him lam dang thoai von lienvietpostbank

Ông Nguyễn Đình Thắng đăng ký mua vào 23 triệu cổ phiếu LienVietPostBank, dự kiến nâng sở hữu lên 4,37% vốn Ngân hàng. (Ảnh: LienVietPostBank)

Giao dịch cổ phiếu LienVietPostBank thời gian gần đây khá sôi nổi hoạt động mua bán với khối lượng cổ phiếu lớn.

Mới đây, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) LienVietPostBank Nguyễn Đình Thắng đăng ký mua 23 triệu cổ phiếu. Thời gian thực hiện dự kiến từ ngày 22/6 đến 18/7, giao dịch theo phương thức thỏa thuận. Dự kiến thành công ông Thắng sẽ nâng mức sở hữu lên trên 28 triệu cổ phiếu, chiếm 4,37% vốn cổ phần ngân hàng.

Cùng khoảng thời gian này, từ 22/6 đến 14/7, ông Phạm Doãn Sơn – Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc LienVietPostBank cũng thực hiện mua thêm 6,5 triệu cổ phiếu sau khi đã mua thành công hơn 5 triệu cổ phiếu vào đầu tháng 6. Nếu thành công, ông sẽ nâng tỷ lệ sở hữu lên 11,8 triệu cổ phiếu, tương dương 1,83% vốn cổ phần của ngân hàng.

Tương tự, hai lãnh đạo cấp cao khác của LienVietPostBank cũng đăng ký mua vào hàng triệu cổ phiếu.

Cụ thể, Phó Tổng Giám đốc Hồ Nam Tiến đăng ký mua vào 6 triệu cổ phiếu, tương đương 0,93% vốn cổ phần ngân hàng. Phó Tổng Giám đốc Bùi Thái Hà đăng ký mua vào 5,2 triệu cổ phiếu, tương đương 0,8%. Trước đó, hai vị Phó Tổng này không nắm giữ cổ phiếu nào của ngân hàng. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ 22/6 đến 15-16/7.

Mặt khác, bà Nguyễn Ánh Vân – Phó Tổng Giám đốc cũng đăng ký bán 120 nghìn cổ phiếu với mục đích tiêu dùng cá nhân từ 27/6 đến 22/7, giảm số lượng cổ phiếu LienVietPostBank nắm giữ xuống 400 cổ phiếu.

Trước đó không lâu hai Phó Tổng Giám đốc là bà Nguyễn Thu Hoa, ông Kim Minh Tuấn đăng ký bán lần lượt 168 nghìn và 138 nghìn cổ phiếu cùng mục đích giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân.

Ngoài ra, ông Nguyễn Quốc Trung, chồng của Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Gấm cũng đăng ký bán hơn 59 nghìn cổ phiếu với mục đích tương tự.

Các giao dịch được dự kiến thực hiện từ ngày 16/6 đến 15/7 bằng phương thức thoả thuận. Tổng số lượng cổ phiếu của các Phó Tổng Giám đốc và người có liên quan đăng ký bán khoảng 365 nghìn cổ phiếu, tương đương gần 0,06% vốn cổ phần của ngân hàng.

him lam dang thoai von lienvietpostbank

Ảnh: Diệp Bình tổng hợp (Nguồn: LienVietPostBank)

Liên quan đến diễn biến trên thị trường OTC thời gian qua, cổ phiếu LienVietPostBank đã có bước tăng giá đáng kể trong 6 tháng trở lại đây. Hiện thị giá cổ phiếu LienVietPostBank khoảng 12.300 đồng/cp, gấp đôi so với đầu năm.

Động thái mua bán cổ phiếu LienVietPostBank liên tục diễn ra cùng thị giá tăng vọt đang đặt ra nghi vấn thoái vốn của Công ty Cổ phần Him Lam mà đại diện sở hữu là ông Dương Công Minh tại LienVietPostBank.

Sau khi từ nhiệm khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT của LienVietPostBank, nhiều nguồn tin cho biết ông Minh sẽ là ứng cử viên cho chức Chủ tịch HĐQT của Sacombank trong thời gian tới đây.

Hiện tại Công ty Him Lam (ông Minh sở hữu 99% cổ phần) đang nắm giữ gần 15% vốn của ngân hàng tương đương với gần 97 triệu cổ phiếu. Để được tham gia vào quá trình tái cơ cấu Sacombank, ông Minh phải thực hiện thoái vốn khỏi LienVietPostBank nhằm tránh tình trạng sở hữu chéo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Như vậy, Him Lam phải chuyển nhượng khoảng 65 triệu cổ phiếu thì mới có thể giảm tỷ lệ sở hữu từ gần 15% xuống dưới 5%.

Như đề cập ở trên, tổng lượng giao dịch mua chiếm khoảng 46 triệu cổ phiếu LienVietPostBank, tương đương tỷ lệ hơn 7,1% vốn cổ phần ngân hàng.

Nếu toàn bộ giao dịch này liên quan đến Him Lam thì chỉ cần thêm một vài giao dịch nữa Công ty này sẽ thực hiện được mục tiêu thoái vốn. Và liệu ông Dương Công Minh tham gia vào ghế nóng Sacombank trong thời gian tới?

him lam dang thoai von lienvietpostbank

Cơ cấu sở hữu của LienVietPostBank tại 31/12/2016 (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2016)

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.