Theo Financial Times, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã đưa ra cảnh báo rằng sự tái bùng phát của dịch Covid-19 là tín hiệu xấu cho sư phục hồi ngành dầu mỏ: “Tại một số quốc gia, số ca mắc Covid-19 tăng nhanh là lời cảnh báo rằng đại dịch vẫn chưa được kiểm soát và nền kinh tế vẫn sẽ còn suy thoái.”
Giá dầu Brent giảm xuống dưới 20 USD/thùng vào tháng 4, mức thấp kỉ lục trong vòng 18 năm, nhưng sau đó đã trở lại với mức giá trên 41 USD/thùng do các quốc gia sản xuất dầu lớn đã chung tay giảm sản lượng.
Theo Bloomberg, giá dầu giảm 1,4% xuống còn 39,06 USD vào 7h20 sáng 10/7 tại sàn New York.
Nguồn cung dầu toàn cầu giảm 2,4 triệu thùng/ngày trong tháng 6 xuống còn 86,9 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất trong vòng 9 năm trở lại đây. Không chỉ riêng nhóm OPEC , Mỹ và Canada cũng đang thực hiện giảm nguồn cung dầu.
Theo IEA, kể từ tháng 4, sản lượng dầu đã giảm 14 triệu thùng/ngày nhưng được dự báo sẽ tăng trở lại. Nhìn chung, sản lượng dầu có thể sẽ giảm 7,1 triệu thùng/ngày trong năm 2020 trước khi tăng khoảng 1,7 triệu thùng/ngày.
Nhu cầu về dầu trên thế giới đã giảm 16,4 triệu thùng/ngày vào quí II năm 2020 từ mức 100 triệu thùng/ngày từ trước đại dịch do các chính phủ áp đặt lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại.
Khi các nước như Trung Quốc và Ấn Độ đang dần khôi phục nền kinh tế, mức giảm nhu cầu dầu mỏ được dự báo trong năm 2020 là 7,9 triệu thùng ngày và trong năm 2021 là 5,3 triệu thùng/ngày.
IEA cho biết thêm: “Số ca mắc Covid-19 tăng nhanh cùng với các lệnh phong tỏa chưa toàn toàn được dỡ bỏ khiến cho tình hình kinh tế cũng như ngành dầu rất khó đoán định.”
Theo trang tin Middle East Online, IEA dự báo sản lượng dầu sẽ tăng trong tháng 7, do các nhà sản xuất nhận thấy nhu cầu đi lại đang dần tăng.
Từ tháng 9, nhu cầu xăng và dầu diesel sẽ ngừng giảm. Khí đó, ngành hàng không hoạt động yếu sẽ là nguyên do chính khiến nhu cầu dầu nói chung còn thấp.