Kênh giao hàng ngày càng quan trọng hơn với Tiki, Lazada

Với khối lượng đơn hàng những ngày Sale cuối năm cao gấp nhiều lần so với ngày thường, các nhà bán lẻ luôn gặp khó trong việc quản lí đơn hàng và lựa chọn phương thức giao vận ở các kênh online và offline.
Xu hướng ứng dụng công nghệ số vào qui trình hoàn tất đơn hàng - Ảnh 1.

Xu hướng ứng dụng công nghệ số vào qui trình hoàn tất đơn hàng. (Ảnh: bota.vn)

Bùng nổ đơn hàng mùa sale

Chia sẻ tại Diễn đàn "Dịch vụ hoàn tất đơn hàng 2020", bà Lê Thị Nga, Giám đốc phụ trách vận chuyển Sapo.vn cho rằng trước kia, khi các nhà bán lẻ biết tới việc phải tách biệt quá trình vận chuyển cho bên thứ ba để gia tăng hiệu quả, họ thường mang đơn hàng ra bưu cục để gửi cho khách hàng.

Khi công nghệ trở nên hiện đại hơn, khoảng 5 năm trở lại, chủ cửa hàng sử dụng phương thức lên đơn hàng trực tiếp qua ứng dụng giao hàng của các đơn vị vận chuyển (ĐVVC), có thể kể tới như Giao hàng nhanh, Giao hàng Tiết kiệm hay J&T.

Và tới xu hướng gần đây, các nhà bán lẻ chuyển sang lựa chọn kênh vận chuyển đơn hàng qua các sàn thương mại điện tử (TMĐT) hoặc các nền tảng quản lí bán hàng. Các nền tảng quản lí bán hàng có thể hỗ trợ người bán quản lí đa kênh. 

Bà Nga cho biết từng gặp một khách hàng gặp khó khăn về quản lí đơn hàng trong mùa sale lớn với 4.000 đơn/mùa.

"Theo dữ liệu của Sapo trong hai năm gần đây, các nhà bán lẻ có xu hướng chuyển sang lựa chọn giao hàng qua kênh TMĐT hoặc nền tảng và đạt tỉ lệ 51% tổng sản lượng đơn giao ngay của Sapo thời điểm năm 2020".

Xu hướng ứng dụng công nghệ số vào qui trình hoàn tất đơn hàng - Ảnh 2.

Diễn đàn Dịch vụ hoàn tất đơn hàng. (Ảnh: VECOM)

Xu hướng dịch chuyển lựa chọn kênh giao hàng

Sau đợt cách li vì Covid-19, các nhà bán lẻ offline dần chuyển sang kênh online. Để sản phẩm của mình kết nối được với nhiều khách hàng, họ có xu hướng lựa chọn đa kênh, ví dụ như vừa bán hàng trên Facebook, vừa bán trên sàn Lazada, Tiki...

Theo bà Nga, tuy họ có thể tiếp cận được với nhiều khách hàng và nhận đơn nhiều hơn nhưng thường gặp khó khăn vì tốn nguồn lực để check đơn, tư vấn khách hàng, đồng thời khó kiểm soát lượng hàng trong kho khi có quá nhiều kênh mua bán.

"Có không ít nhà bán lẻ từng xảy ra sự cố hết hàng trong kho nhưng chưa cập nhật kịp ở các kênh và sau đó bị phạt. Khi chậm check đơn của khách hàng, nhiều sàn TMĐT (ví dụ như nhà bán lẻ) sẽ xử lí hoặc thậm chí đóng tài khoản", bà Nga nói.

Bên cạnh đó, khi lựa chọn ĐVVC làm kênh giao hàng, nhà bán lẻ tốn nhiều nguồn lực để lên đơn hàng trên web/app của đối tác, và không thế kiểm soát đối soát với ĐVVC.

Ông Nguyễn Thế Anh Tú, giám đốc phụ trách bộ phận vận chuyển và xử lí đơn hàng bởi Lazada (FBL) chia sẻ với 1.000 đơn hàng, nhà bán lẻ sẽ giải quyết tốt ở 600 đơn hàng, 400 đơn hàng sẽ bị xử lí chậm trễ, trong trường hợp nhà bán lẻ không giải quyết nhanh sẽ xảy ra trường hợp doanh thu giảm, những vấn đề khủng hoảng như nhà bán lẻ không giao hàng là một ví dụ.

Điều này cho thấy vấn đề logistics quan trọng như thế nào trong việc gia tăng doanh thu của các nhà bán lẻ. Khi nói đến mùa sale cuối năm, bài toán về logistics là vấn đề “rất đau đầu”.

Do vậy, nhà bán lẻ có xu hướng tìm kiếm các kênh có thể quản lí số lượng đơn hàng và hàng tồn kho cho họ nhất là đối với các đơn vị bán hàng trên quá nhiều kênh và rất khó đồng bộ dữ liệu trên các kênh đó với lượng hàng hiện có trong kho.

Xu hướng ứng dụng công nghệ số vào qui trình hoàn tất đơn hàng - Ảnh 3.

Xu hướng dịch chuyển lựa chọn kênh giao hàng. (Ảnh: Học viện Tiki)

Việc sử dụng nền tảng để quản lí đơn hàng giúp các tổ chức triển khai website TMĐT của riêng mình, hàng tồn kho được đồng bộ tự động trên hệ thống. Việc đẩy hàng đem đi đóng gói tới các đơn vị giao hàng cũng nhanh chóng hơn. Với sản lượng đơn hàng lớn, nhà bán lẻ có thể dễ dàng đối soát với ĐVVC qua kênh nền tảng.

Một số sàn TMĐT tại Việt Nam như Tiki cũng đã hình thành mạng lưới giao vận riêng đi kèm với nhiều chính sách của đơn vị. Thậm chí Tiki buộc phải ứng dụng công nghệ AI, học máy để lọc dữ liệu.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng bản đồ số vào quá trình hoàn tất đơn hàng cũng được một số đơn vị áp dụng.

Chia sẻ về mã địa chỉ phát triển trên nền tảng bản đồ số và mã bưu chính quốc gia Vpostcode đối với hoạt động giao vận, ông Lê Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Vietnam Post, cho biết nền tảng này sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp bưu chính, logistics, TMĐT cải thiện chất lượng, tối ưu hoạt động chuyển phát, tăng tính chính xác và giảm chuyển hoàn.

"Dữ liệu địa chỉ sẽ giúp rút ngắn chỉ tiêu thời gian toàn trình, cải tiến chất lượng chuyển phát, giao nhận và cung cấp nhiều dịch vụ giá trị gia tăng mới.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.