Kí 'hớ hợp đồng, 'nữ hoàng hột vịt' lo mất thương hiệu gây dựng 50 năm

Công ty Ba Huân vừa có kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền can thiệp, các hiệp hội liên quan giúp đỡ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công ty sau những vướng mắc liên quan tới khoản đầu tư 32,5 triệu USD từ VinaCapital.

​​​​​​

ki ho hop dong nu hoang hot vit lo mat thuong hieu gay dung 50 nam
Bà Phạm Thị Huân - người phụ nữ được mệnh danh là "nữ hoàng hột vịt"

Công ty CP Ba Huân do bà Phạm Thị Huân - người được mệnh danh là “nữ hoàng hột vịt” làm Giám đốc vừa có văn bản gửi Thủ tướng nhờ can thiệp hủy thỏa thuận hợp tác 32,5 triệu USD với VinaCapital.

Trong văn bản của Ba Huân cho hay, đầu năm 2018, Ba Huân nhận được đề nghị cùng hợp tác đầu tư từ tổ chức tài chính VinCapital (thông quan quỹ đầu tư Hawke Investment Pte. Ltd) nhằm nâng thương hiệu Ba Huân lên tầm quốc tế bằng thế mạnh vốn và công nghệ quản trị mà VinaCapital đang có.

Trên cơ sở đó, VinaCapital đã đưa ra một số thỏa thuận hợp tác ban đầu bằng ngôn ngữ tiếng Anh để các bên ký kết làm cơ sở cho quá trình hợp tác sau này. Mặc dù thỏa thuận hợp tác quy định sử dụng hai ngôn ngữ Anh-Việt nhưng hai bên mới chỉ ký bản tiếng Anh.

Tuy nhiên, theo Ba Huân, sau khi đối chiếu các văn bản thỏa thuận bằng tiếng Việt, Công ty Ba Huân nhận thấy thỏa thuận hợp tác đang có nội dung không đúng hoặc không như trao đổi ban đầu của hai bên.

Cụ thể, theo Công ty Ba Huân, trong bản tiếng Anh, VinaCapital tự động đưa tỉ suất hoàn vốn đầu tư (IRR) của mình quá cao là 22%/năm, gần gấp ba lần lãi suất vay vốn ngân hàng. Trong khi đó, VinaCapital hạn chế ngành nghề kinh doanh của Ba Huân chỉ gồm sản xuất, kinh doanh gà thịt và trứng gà, loại bỏ toàn bộ các ngành nghề kinh doanh khác của Ba Huân.

"Yêu cầu này không phù hợp với một doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, vì mục tiêu hỗ trợ cộng đồng, không đặt mục tiêu lợi nhuận trên hàng đầu", văn bản nêu.

Hơn thế, phía Ba Huân cũng cho hay, VinaCapital còn yêu cầu nếu Ba Huân không đạt kết quả kinh doanh như quy định sẽ bị phạt, hoặc buộc trả lại vốn đầu tư cộng dồn với lãi suất 22%/năm, hoặc phải chuyển giao cho VinaCapital (hoặc một đối tác do quỹ này chỉ định) số cổ phần tối thiểu 51% tổng số cổ phần của Ba Huân.

Ngoài ra, trong quá trình đàm phán sửa đổi điều lệ công ty, mặc dù chỉ với tư cách là một cổ đông phổ thông nhưng theo bà Huân, quỹ VinaCapital luôn yêu cầu đưa vào điều lệ quyền phủ quyết của VinaCapital đối với tất cả nghị quyết của hội đồng quản trị và đại hội cổ đông chế định có quyền quyết định cao nhất theo Luật Doanh nghiệp năm 2014.

“Đây là yêu cầu vô lý, vi phạm nghiêm trọng quyền lợi của các cổ đông thiểu số và pháp luật Việt Nam. Như vậy, thay vì mục tiêu hợp tác phát triển, hỗ trợ Ba Huân xây dựng thương hiệu quốc tế như ban đầu thì VinaCapital lại muốn chiếm đoạt thương hiệu Ba Huân đã được xây dựng gần 50 năm ở Việt Nam thông qua những đề nghị vô lý và có biểu hiện không tôn trọng luật pháp Việt Nam”, bà Phạm Thị Huân nêu.

Cho rằng tỉ suất lợi nhuận 22%/năm là con số kỳ vọng của riêng VinaCapital không phù hợp với thỏa thuận ban đầu của hai bên, Công ty Ba Huân đã đề nghị chấm dứt hợp tác đầu tư. Nhưng theo Ba Huân, phía VinaCapital lại đang có các hành động gây trì hoãn, gây khó khăn…

Đặc biệt quỹ này yêu cầu Ba Huân phải thanh toán các khoản phí phát sinh dựa trên lãi suất rất cao ở mức 22%/năm cho các khoản đầu tư mua cổ phần phát hành thêm của Ba Huân. Trong khi thực tế, khoản tiền đầu tư trên vẫn đang được giữ tại tài khoản do VinaCapital kiểm soát.

“Việc VinaCapital yêu cầu trả lãi suất cao gấp ba lần lãi suất vay ngân hàng thương mại cho khoản tiền mà Ba Huân không có quyền sử dụng độc lập và thực tế chưa hề sử dụng là vô căn cứ” - công văn Công ty Ba Huân nêu rõ.

Vì thế, Công ty này kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền can thiệp, các hiệp hội liên quan giúp đỡ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công ty trong quá trình chấm dứt hợp tác, giúp công ty và nông dân Việt giữ lại và phát triển thương hiệu nông nghiệp của quốc gia.

ki ho hop dong nu hoang hot vit lo mat thuong hieu gay dung 50 nam 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2018

VNPT, Vinhomes, Vinaphone là 3 gương mặt mới trong top 10 thương hiệu công ty giá trị nhất theo xếp hạng của Forbes.

ki ho hop dong nu hoang hot vit lo mat thuong hieu gay dung 50 nam 'Cơn sốt' Ronaldo có thể mang đến khó khăn cho Juventus

Khi các CĐV Juventus đang ngày càng 'phát cuồng' vì Ronaldo, HLV Massimiliano Allegri lại cho rằng sự xuất hiện của tiền đạo Bồ Đào ...

ki ho hop dong nu hoang hot vit lo mat thuong hieu gay dung 50 nam Cửa hàng thứ hai của H&M tại Hà Nội đã chính thức khai trương

Sáng 28/7, H&M ra mắt cửa hàng thứ hai tại TTTM Vincom Mega Mall Times City ở Hà Nội khiến hàng trăm khách hàng háo ...

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.