Kì vọng sớm có cơ chế Sandbox trong ngành fintech

Các doanh nghiệp, chuyên gia đều mong muốn cơ quan quản lý sớm ban hành khung pháp lý thử nghiệm có kiểm soát (Sandbox) hoạt động fintech.
Chờ đợi cơ chế Sandbox trong lĩnh vực fintech - Ảnh 1.

Lĩnh vực fintech tại Việt Nam đang chờ đợi ban hành khung Sandbox. (Ảnh minh họa: VIR).

Tại buổi tọa đàm góp ý đề nghị xây dựng nghị định với Bộ Tư pháp gần đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ sớm trình Chính phủ Dự thảo Nghị định quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (Sandbox) hoạt động công nghệ tài chính (fintech) trong lĩnh vực ngân hàng.

Trong buổi tọa đàm, ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Tập đoàn Nextech, chia sẻ rằng: "Tôi mong rằng cơ chế pháp lý thí điểm hoạt động fintech trong lĩnh vực ngân hàng sẽ sớm được triển khai, tạo đòn bẩy mạnh mẽ cho sự phát triển của fintech startups, hướng đến mục tiêu phổ cập tài chính toàn diện cho quốc gia"".

Đây chỉ là một trong rất nhiều ý kiến từ các chuyên gia, doanh nghiệp,... bày tỏ mong muốn cơ quan quản lý sớm ban hành khung pháp lý thử nghiệm. 

Theo Báo Chính phủ, tại Diễn đàn xây dựng thương hiệu quốc gia cho công nghệ tài chính ngân hàng Việt Nam, ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng (NHNN), đánh giá rằng fintech xuất hiện đã mang lại nhiều sự thay đổi.

"Trước hết là mang đến thay đổi lớn về hành vi người tiêu dùng tài chính. Khách hàng được hưởng nhiều tiện ích hơn từ dịch vụ tài chính, kể cả tư vấn, chăm sóc tự động. Tuy nhiên, khách hàng sẽ đối mặt với rủi ro mới như lộ lọt thông tin cá nhân, bị hack tài khoản, mất tiền...", ông Hòe cho biết.

Mặt khác, ông cũng chỉ ra rằng fintech tạo ra thách thức và thay đổi lớn về pháp lý trong ngành dịch vụ tài chính, mang lại thách thức nhưng cũng mang lại cơ hội hợp tác kinh doanh với các ngân hàng thương mại, thúc đẩy phát triển đa kênh và sản phẩm và dịch vụ tài chính cung ứng cho khách hàng.

Bên cạnh đó, fintech cũng mang lại thách thức về tư duy chính sách. “Sáng tạo mới, mô hình kinh doanh mới, kênh cung ứng mới sáng tạo đòi hỏi khung pháp lý mới, trước mắt là Sandbox và rất nhiều vấn đề pháp lý phải thay đổi”, ông Phạm Xuân Hòe phát biểu.

Đồng quan điểm, TS. Cấn Văn Lực, Giám đốc Trường Đào tạo BIDV, cho rằng fintech còn gặp nhiều rủi ro và thách thức, trước hết là vấn đề pháp lý, chính sách và văn hóa. Trong đó cơ chế, chính sách hay thay đổi, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán.

Bên cạnh đó, quy định về hoạt động fintech, dạng Sandbox, chưa được ban hành lại thiếu các tiêu chuẩn, chuẩn mực chung.

Dưới góc độ của doanh nghiệp, cơ chế Sandbox cũng đang trông chờ được thử nghiệp trong bối cảnh các loại hình lừa đảo, phạm pháp đang ảnh hưởng tới các fintech chân chính.

Theo ông Tạ Thanh Long, CEO của vayonline247, một startup hoạt động trong lĩnh vực cho vay ngang hàng, cho rằng việc cho vay tiền online thực sự là một hoạt động mang lại lợi ích rất lớn cho xã hội. Nó giải quyết bài toán cấp bách khi cần chi trả hay sử dụng một khoản tiền gấp trong khi chờ vay tiền từ ngân hàng giải ngân rất lâu.

"Tuy nhiên, trên thực tế, loạt loại hình tín dụng đen lúp bóng đang hoạt động với nhiều thủ đoạn với mức lãi suất cắt cổ. Điều này, dẫn đến tâm lý lo sợ cho người dân khi có nhu cầu vay tiền gấp", vị CEO chia sẻ trong một bài viết trên website công ty.

Ông Long lưu ý rằng người dân cần tỉnh táo để phân biệt app “làm ăn chân chính” hay app lừa đảo. Bên cạnh đó, người dân phải thực hiện nghĩa vụ trả các khoản vay này để tránh làm lũng đoạn thị trường cho vay ngang hàng. Các công ty fintech chân chính cũng nhờ đó mới có thể tồn tại và đẩy thị trường ngày một phát triển.

CEO Tima Trần Thế Vĩnh cũng cho rằng Nhà nước cần sớm có khung pháp lý quy định cụ thể về hoạt động cho vay ngang hàng để thanh lọc thị trường, loại bỏ các công ty trá hình, không đủ điều kiện hoạt động trong lĩnh vực này, theo Vietnamnet.

Trong dự thảo Nghị định quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) trong lĩnh vực fintech, hiện có 7 lĩnh vực được NHNN chuẩn bị sandbox gồm thanh toán, tín dụng, cho vay ngang hàng (P2P) hay cho vay online, hỗ trợ định danh khách hàng điện tử (eKYC), giao diện lập trình ứng dụng mở, ứng dụng blockchain, hỗ trợ hoạt động ngân hàng (chấm điểm tín dụng, tiết kiệm, huy động vốn…).

Theo đó, các fintech muốn tham gia sandbox phải là pháp nhân, được kiểm toán báo cáo tài chính bởi đơn vị uy tín, có báo cáo thuế… chứng minh hoạt động minh bạch.

chọn
Vinhomes lãi ròng hơn 35.000 tỷ đồng
CTCP Vinhomes (Mã: VHM) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2024 với tổng doanh thu quy đổi cao kỷ lục.