Sau đây là chia sẻ của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sinh tồn về các mẹo để có thể sống sót khi xảy ra thảm họa thiên nhiên.
Theo chuyên gia, có ba nguyên tắc mà bạn cần áp dụng để có thể sống sót qua thảm họa. Trước tiên, hãy tìm hiểu những nguy hiểm có thể xảy ra trong khu vực bạn ở và học một số kĩ năng sinh tồn cần thiết. Ở đây nhấn mạnh vào việc thực hành thuần thục các kĩ năng bởi đơn giản bạn sẽ không thể bình tĩnh đọc một cuốn sách hay xem một video hướng dẫn trong lúc gặp nạn.
Thứ hai, biết phải làm gì cho từng thành viên trong gia đình. Bạn hãy thống nhất với người thân về địa điểm tập trung sau sơ tán và tìm hiểu cách sơ cứu, khử trùng, làm ấm hoặc cách nấu nướng khi không có tiện ích hỗ trợ. Những điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc bảo đảm an toàn tính mạng và sức khỏe của người thân khi thảm họa xảy ra.
Và thứ ba, đừng trì hoãn hành động. Khi có bất cứ điều gì bất ổn, hãy nhanh chóng sơ tán và liên hệ cứu hộ nhanh nhất có thể. Tác động của thiên nhiên là không lường trước được nên bạn phải đặc biệt lưu ý nguyên tắc cuối cùng này.
Việc dự trữ cho thảm họa tùy thuộc vào khả năng tài chính của bạn, tuy nhiên có một số thứ cơ bản bắt buộc phải có như nước uống, thức ăn không phải nấu chín, đèn pin, vật dụng sơ cứu và các đồ dùng tiện dụng khác. Chuyên gia khuyến nghị rằng, các gia đình nên chuẩn bị nguồn dự trữ cho cả tuần chứ không chỉ dừng lại ở ba ngày. Bên cạnh đó, nếu có khả năng, bạn có thể dự trữ những tấm pin mặt trời hay bộ lọc nước nhằm đề phòng trường hợp mất điện hay hệ thống nước gặp sự cố.
Một trong những vật dụng vô cùng cần thiết ở gia đình là đài phát thanh chạy bằng pin hay bất kì loại vô tuyến di động nào khác. Các công cụ này có thể cung cấp những thông tin cứu sinh quan trọng, chẳng hạn như chương trình phát sóng khẩn cấp, lệnh sơ tán, hướng dẫn về nơi trú ẩn tại chỗ, nơi lấy thực phẩm tiếp tế và nhiều thông tin hữu ích khác, theo National Geographic.
Khi thảm họa xảy ra, tính mạng và tài sản là hai vấn đề mà chúng ta quan tâm nhất. Các chuyên gia khuyên rằng, đừng quá tập trung vào nhu cầu sinh hoạt thường ngày và vật dụng trong nhà mà phải đặt vấn đề sinh tồn lên hàng đầu.
Giữ bình tĩnh là điều cốt lõi mà mọi người cần làm trong bất kì trường hợp khẩn cấp nào. Tất nhiên điều này nói dễ hơn làm vì sợ hãi là một bản năng giúp con người tránh xa nguy cơ bị tổn hại. Tuy nhiên, khi nỗi sợ không được kiểm soát thì sẽ chuyển sang trạng thái hoảng loạn, khiến chúng ta không đưa ra được quyết định chính xác. Do đó, khi thảm họa xảy ra, bạn cần phải giữ bình tĩnh và kiểm soát được trạng thái tinh thần của mình để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
Tình trạng này khá phổ biến trong những ngày xảy ra thiên tai. Cách đơn giản nhất là tìm một nguồn nước trong nhất có thể và đun sôi trong khoảng 10 phút để tiêu diệt mọi mầm bệnh và giảm thiểu lượng hóa chất độc hại. Đây là một trong những kĩ năng sinh tồn hàng đầu mà mọi người nên lưu ý để có thể sống sót qua thời điểm khủng hoảng do thiên nhiên gây ra.
Ngoài ra, bạn hãy giữ cho cơ thể không đổ mồ hôi bằng cách tránh ánh nắng mặt trời, mặc quần áo rộng nhẹ và giảm các hoạt động không cần thiết để hạn chế tình trạng mất nước trong những ngày nguồn nước khan hiếm này.
Trong lúc xảy ra thiên tai thì khó có thể tìm được một sự chăm sóc y tế kịp thời và toàn vẹn. Do đó, bạn nên chuẩn bị sẵn một bộ sơ cứu cơ bản trong nhà gồm bông băng, cồn, nước muối sinh lí và một số loại thuốc cần thiết. Trong trường hợp bị thương, bạn hãy dùng nước muối hoặc cồn để rửa sạch vết thương ấy và tránh tiếp xúc với nước bẩn để hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
Một mẹo giữ ấm hữu ích cho những ngày mưa lũ là phủ quanh quần áo của bạn bằng những vật liệu cách nhiệt như giấy, màng xốp hơi hoặc thậm chí là lá cây. Những vật liệu này đóng vai trò như một hàng rào ngăn không cho cơ thể thoát nhiệt ra bên ngoài. Ngoài ra, một chai nước nóng hoặc một viên đá cuội được hơ qua lửa đặt dưới lớp áo cũng sẽ giúp cái lạnh nhanh chóng tan biến. Các chuyên gia cho biết đây là một kĩ thuật an toàn và nhẹ nhàng để hồi sinh nạn nhân bị hạ thân nhiệt.
Nếu buộc phải sơ tán khi thảm họa xảy ra thì tốt nhất là bạn nên đưa thú cưng đi cùng đến nơi trú ẩn. Tuy nhiên, trong trường hợp bất khả kháng, bạn hãy cứ thả chúng tự do chứ đừng xích lại một chỗ. Đây là phương sách cuối cùng bởi động vật có khả năng sống sót vượt qua bão lũ rất cao nhờ vào khả năng bơi lội và leo cây vô cùng xuất sắc.
Điều kiện vệ sinh kém trong thời gian xảy ra thiên tai tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn có hại lây truyền nhanh chóng từ người này sang người khác, đặc biệt là trong không gian chật hẹp như tại các trại tị nạn. Ngoài ra, sau khi cơn bão đi qua thì khả năng nhiễm điện hay bị rò rỉ khí gas là rất cao. Thêm vào đó là các nút giao thông bị mất kiểm soát, trẻ em vui chơi trên đường cũng có thể gặp nguy hiểm vì các nắp cống được mở ra để hút bớt nước.