Lần đầu tiên Amazon phải chịu trách nhiệm về hàng giả, hàng lỗi vì thua kiện một phụ nữ

Phán quyết của tòa án tại bang California, Mỹ sẽ khiến Amazon không thể tiếp tục né trách nhiệm đối với những sản phẩm không an toàn trên nền tảng thương mại điện tử của tập đoàn.

Hôm 13/8, Tòa phúc thẩm số 4 của bang California, Mỹ phán quyết rằng Amazon phải chịu trách nhiệm về những tổn thất mà một phụ nữ hứng chịu do mua một pin laptop lỗi trên sàn thương mại điện tử của tập đoàn. Pin đã bốc cháy, khiến người nữ bỏng cấp độ 3. 

Angela Bolger, tên nạn nhân, đã kiện Amazon. Đơn kiện nói rằng Angela mua pin laptop của Lenoge Technology HK qua sàn Amazon để thay thế pin cũ, theo CNBC.

Phán quyết của tòa phúc thẩm là đòn đau đối với Amazon, bởi trong nhiều năm qua, "vua thương mại điện tử" đã giành thắng lợi trước hàng loạt đơn kiện về những sản phẩm lỗi, hàng giả gây thương tích hoặc tổn thất về tài sản mà người tiêu dùng mua trên nền tảng của họ.

Thua kiện một phụ nữ, lần đầu tiên Amazon phải chịu trách nhiệm về hàng giả, hàng lỗi  - Ảnh 1.

Trong nhiều năm qua, "vua thương mại điện tử" đã giành thắng lợi trước hàng loạt đơn kiện về những sản phẩm lỗi, hàng giả gây thương tích hoặc tổn thất về tài sản mà người tiêu dùng mua trên nền tảng của họ. (Ảnh: AP).

"Người tiêu dùng trên toàn nước Mỹ sẽ cảm nhận tác động của phán quyết dành cho Amazon", Jeremy Robinson, một luật sư của Angela Bolger, bình luận.

Chợ trực tuyến khổng lồ của Amazon cung cấp gian hàng cho vài triệu bên bán thứ ba. Họ chiếm xấp xỉ 60% tổng doanh thu thương mại điện tử của tập đoàn. Trong khi tạo ra doanh thu rất lớn cho Amazon, bên bán thứ ba cũng gây nên nhiều rắc rối khi người tiêu dùng mua phải hàng giả, sản phẩm lỗi hoặc không an toàn. 

Amazon từng khẳng định họ đã chi hàng trăm triệu USD mỗi năm để bảo đảm mọi sản phẩm trên chợ trực tuyến đều an toàn và đạt yêu cầu.

Mỗi khi người tiêu dùng kiện Amazon về sản phẩm không an toàn, tập đoàn luôn lập luận họ chỉ là trung gian giữa bên bán và người mua, chứ không liên quan tới quá trình sản xuất hay phân phối sản phẩm, nên không đáng phải chịu trách nhiệm khi sản phẩm gây thương tích hay thiệt hại vật chất. 

Lập luận ấy đã giúp Amazon giành thắng lợi trong nhiều vụ kiện về sản phẩm, bao gồm một vụ vào năm 2018 liên quan tới một người mua xe điện tự cân bằng trên nền tảng Amazon ở bang Tennessee. Sản phẩm ấy phát nổ, gây bỏng cho người sử dụng.

Hiện tại Amazon vẫn phải đối mặt hàng loạt vụ kiện về sản phẩm lỗi ở nhiều tòa án cấp bang và cấp liên bang.

Trong vụ kiện của Angela Bolger, tòa lập luận rằng Amazon thuộc chuỗi phân phối pin laptop mà nguyên đơn mua. Tập đoàn đã để pin trong kho, nhận thanh toán và vận chuyển sản phẩm, đồng thời đề ra qui định về mối quan hệ của họ với bên bán thứ ba, và thu một khoản phí lớn với mỗi giao dịch.

"Dù chúng ta dùng thuật ngữ nào để mô tả vai trò của Amazon - từ nhà bán lẻ, nhà phân phối, hay chỉ đơn giản là bên trung gian, họ vẫn đóng vai trò lớn trong quá trình đưa sản phẩm tới người tiêu dùng. Theo những nguyên tắc về trách nhiệm, Amazon phải chịu trách nhiệm về sản phẩm lỗi mà người ta bán trên nền tảng của họ", tòa nhận định.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.