Amazon nhập cuộc chơi xe tự hành mặc bối cảnh trầm lắng vì hạn chế công nghệ

Giới quan sát công nghệ trong những năm gần đây tỏ ra bớt lạc quan hơn về tương lai của các xe tự hành toàn phần khi không cần sự can thiệp của con người.

Sau một giai đoạn sôi động, lĩnh vực này đang dần rơi vào trầm lắng khi các nhà phát triển dần nhận ra giới hạn của công nghệ hiện thời.

Việc "đại gia" thương mại điện tử Amazon mua lại một công ty chuyên phát triển các phương tiện tự hành hồi cuối tháng 6 đã làm "nóng" lại phần nào lĩnh vực công nghệ còn nhiều tiềm năng trên cho thương vụ mua Zoox với giá hơn 1 tỉ USD.

Trong khi Waymo của Alphabet (công ty mẹ của Google) chỉ tập trung vào công nghệ tự hành và để việc sản xuất ô tô cho các nhà chế tạo ở Detroit, Zoox vẫn kiên quyết muốn tự thiết kế một chiếc xe tự hành và vận hành dịch vụ gọi xe của riêng mình.

Vào năm 2018, Zoox đã ra mắt chiếc xe nguyên mẫu đầu tiên với hình dáng như một chiếc xe golf được trang bị nhiều cảm biến. Công ty cũng đã thử nghiệm phần mềm tự hành trên những chiếc Toyota Highlanders ở San Francisco, nơi nó đang học cách xử lý những con đường hỗn loạn trong thành phố.

Giới quan sát cho rằng thương vụ Amazon – Zoox đã đưa cuộc đua phát triển xe ô tô tự hành trở nên thú vị hơn.

Thương vụ với Zoox không phải là khoản đầu tư đầu tiên của Amazon vào lĩnh vực này. Hồi năm ngoái, họ đã đầu tư 530 triệu USD vào công ty khởi nghiệp (startup) Aurora chuyên về công nghệ tự hành, cũng như thử nghiệm vận chuyển hàng hóa trên xe tải tự hành với một startup khác trong cùng lĩnh vực là Embark. 

Amazon cũng dẫn đầu trong đợt gọi vốn trị giá 700 triệu USD cho startup chuyên về xe tải giao hàng chạy bằng điện Rivian và tuyên bố sẽ mua 100.000 xe từ công ty này cho tới năm 2030.

Tuy nhiên với Zoox, nếu Amazon quyết định dấn sâu hơn vào lĩnh vực công nghệ gọi xe để tạo tiền đề cho xe tự hành, họ có thể có một số lợi thế lớn. 

Trong một ghi chú mới đây, nhà phân tích Brian Nowak của ngân hàng Morgan Stanley đã viết rằng Amazon có thể giảm giá dịch vụ cho hơn 100 triệu thành viên chương trình Prime giống như đã từng triển khai với Whole Food, qua đó tạo một mạng lưới khách hàng ổn định.

Ông cũng đưa ra nhận định rằng từ lợi thế như vậy, Amazon có thể vượt lên trước các nhà sản xuất ô tô trong lĩnh vực xe tự hành, khi những những "đại gia" này phải giảm bớt đầu tư cho những công nghệ còn xa vời như vậy vì cuộc suy thoái do Covid-19 gây ra.

Trong hai năm qua, các công ty dù có nguồn tài trợ không hề nhỏ như Uber, Lyft, Waymo, Cruise (công ty con của General Motors) và ArgoAI (thuộc sở hữu của Ford và Volkswagen) đều phải trì hoãn thời gian triển khai phương tiện tự hành.

Cả Uber và Lyft đều đã đầu tư khá nhiều vào công nghệ này. Nhưng bất chấp việc được "rót" thêm 1 tỷ USD từ Toyota, nhà cung cấp linh kiện ô tô Denso và Quỹ Vision của Softbank vào năm ngoái, Uber vẫn bị coi là tụt hậu hơn về mặt công nghệ. Hồi đầu năm nay, công ty thông báo sẽ đóng cửa một phòng thí nghiệm về Trí tuệ nhân tạo (AI).

Uber hiện đã thu hẹp số địa điểm thử nghiệm xe tự hành sau khi xảy ra vụ tai nạn gây chết người hồi năm 2018 tại Arizona. Một quản lý cấp cao của Uber từng nói với báo giới trong năm nay rằng công nghệ tự hành phải trải qua các giai đoạn phát triển, thử nghiệm và thương mại hóa. Uber vẫn đang trong giai đoạn phát triển.

Trong khi đó, Lyft có trung tâm phát triển công nghệ tự hành riêng ở Palo Alto (bang California). Hồi tháng Sáu, Lyft cho biết họ sẽ sử dụng dữ liệu từ các cảm biến gắn trên một nhóm nhỏ các ô tô thuộc mạng lưới gọi xe công nghệ của mình để đào tạo phần mềm tự hành.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.