Làng bị bão 'đánh' sau 5 tháng: 'Tết đến rồi mà nhà chưa có để ở, bàn thờ tổ tiên cũng không'

Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết, người người xuống đường du xuân sắm sửa thì tại làng chài ven biển xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lại canh cánh một nỗi lo riêng.
lang bi bao danh sau 5 thang tet den roi ma nha chua co o ban tho to tien cung khong
Bà Nguyễn Thị Huệ (69 tuổi, trú thôn Nam Hải) khóc nghẹn khi Tết đến nơi rồi mà vẫn sống trong cảnh khổ sở. Ảnh Hoài Nam

Vào ngày 15/9, bão Doksuri (bão số 10) đổ bộ trực tiếp vào tỉnh Hà Tĩnh và gây thiệt hại nặng nề đến nhà cửa, hoa màu của người dân nơi đây. Là trung tâm của cơn bão, làng chài ven biển xã Cẩm Nhượng đã bị bão đánh tan nát như bãi chiến trường sau 6 tiếng quần quật với sức gió tối đa 133 km/h (cấp 12).

Sau hơn 5 tháng cơn bão càn quét qua ngôi làng, người dân nơi đây vẫn chưa thể gượng dậy được. Mỗi lần nhắc đến cơn bão mang tên Doksuri thì họ lại rợn người, bởi sự tàn phá quá sức tưởng tượng.

“Nội ơi, các bạn có quần áo hết rồi!”

Những ngày cận Tết, chúng tôi quay lại thôn Nam Hải, Bắc Hải, xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), nơi bị thiệt hại nặng nề nhất sau cơn bão số 10. Thay vì khung cảnh nhộn nhịp, vui tươi thì nơi đây lại mang một nét ảm đảm và u buồn.

Không còn cảnh ngổn ngang gạch đá như sau bão, nhưng người dân nơi đây vẫn có nỗi lo riêng khi cái Tết sắp đến mà cái nghèo cái khó lại cứ bám riết.

Khi hỏi đến việc sắm sửa đón Tết, bà Nguyễn Thị Huệ (69 tuổi, trú thôn Nam Hải), chỉ biết thở dài. Những tiếng thở phào tưởng chừng nhẹ nhõm nhưng gợi lên, nỗi đau, nỗi buồn và lo lắng cho những ngày tháng sắp tới.

lang bi bao danh sau 5 thang tet den roi ma nha chua co o ban tho to tien cung khong
Những ngôi nhà vẫn chưa thể tu sửa lại, dù đã hơn 5 tháng cơn bão đi qua. Ảnh Hoài Nam

“5 tháng rồi, tôi vẫn vậy mà không thay đổi được nhiều. Cuộc sống ngày càng chồng chất khó khăn. Nhà bị cuốn sạch không còn gì, đến cái giường cũng bị cuốn trôi, cũng phải đi mượn để năm ngủ. Giờ nhà chưa xây lại được nên nên tôi phải dựng một cái lều nhỏ để ở tạm. Ngày thường thì ở lại còn mấy ngày nay, giường họ lấy đi nên tôi chuyển xuống nhà con trai ở, chứ ở mãi thế này lạnh, mưa này không ở được”, bà Huệ tâm sự.

Hơn 60 mùa Xuân trôi qua, dường như chưa bao giờ bà Huệ lại lo lắng và buồn rầu như vậy. Bao nhiêu năm chắt chiu được ít tài sản thì bỗng dung mất trắng chỉ sau một đêm.

lang bi bao danh sau 5 thang tet den roi ma nha chua co o ban tho to tien cung khong
Nhà không mái ngói sau bão. Những đưa trẻ làng chài năm nay lại không có Tết... Ảnh Hoài Nam

Dù buồn, dù lo lắng, nhưng khi đứa cháu nội nhắc đến quà Tết, người phụ nữ 69 tuổi lại đắn đo, suy nghĩ không biết trả lời với cháu thế nào sau khi cơ bão cuốn hết tài sản.

“Thương cháu nó lắm!, thà bản thân mình chịu khó mấy cũng được nhưng đối với trẻ con không được bằng bạn bằng bè là thấy tủi thân lắm rồi. Như hôm qua, thằng cháu hỏi “nội ơi, con chưa có giày đi, các bạn có quần áo hết rồi”. Tôi bảo chưa có tiền thì nó lại lọ mọ đi tìm đôi giày cũ nhưng đôi giày cũ ấy lại bị nước cuốn trôi mất lâu rồi. Cứ mỗi lần nghĩ tôi lại đau, chưa bao giờ khổ đến mức như vậy”, bà Huệ nói trong nước mắt.

Tết buồn nơi làng chài

Bão đi qua đến nay đã hơn 5 tháng, nhưng hậu quả để lại vẫn chưa thể khắc phục được. Vẫn còn đó những người sống chui núp trong chiếc lều dựng tạm, những người mất nhà phải sống ẩn trong nhà hàng xóm, và còn đó có những đứa trẻ chưa có áo ấm đón Tết. Dường như, Tết đối với họ còn rất buồn và xa lắm.

Đang dọn dẹp lại ngôi nhà cấp 4 cũ nát, bà Nguyễn Thị Điều (59 tuổi, trú thôn Nam Hải), buồn rầu nói: “Tết năm nay đã có gì đâu. Tôi còn không có nhà để mà ở, Tết nay lại đi trú ở nhờ nhà khác. 5 tháng rồi, nhà vẫn chưa thể sửa lại mà ở được, đến bàn thờ cũng không có để mà thờ cúng ông bà tổ tiên nữa, nhiều lúc tuyệt đường cùng tôi lại hay nghĩ quẩn. Chả mong muốn gì hơn, chỉ mong nhanh chóng quay lại cuốc sống như trước mà khó quá, chỉ cần ngôi nhà có chỗ ăn chỗ ở ấm cúng thôi cũng được", bà Điều rầu rĩ nói.

lang bi bao danh sau 5 thang tet den roi ma nha chua co o ban tho to tien cung khong
Do không có nhà ở, nên nhiều tháng nay bà Điều phải đi ở nhờ nhà nhà hàng xóm. Ảnh Hoài Nam

Sau hơn 5 tháng bão đi qua, nhưng mỗi lần nhắc lại tên cơn bão số 10, người dân nơi đây lại rung mình bởi đó là lần đầu tiên mà họ phải gánh chịu hậu quả quá nặng nề như vậy. Chỉ sau một đêm rời nhà đi trú ẩn mà khi trở về chỉ còn lại đống gạch đổ nát.

“Nhắc đến cơn bão này không ai mà không khiếp sợ. Những hình ảnh tan hoang sau bão cứ ám ảnh tôi đến hôm nay, bởi chưa năm nào mà có bão mạnh và tàn phá tài sản của chúng tôi như vậy. Giờ nhìn người người ra đường đi mua sắm mà tôi tủi thân lắm, tiền đang chắt góp từng ít để mong sửa lại nhà để ở chứ đi trú nhờ đâu mãi được”, bà Điều chia sẻ.

Chính sự nghị lực vươn lên, mạnh mẽ như những con sóng ngoài biển khơi, làng chài Cẩm Nhượng đang hồi phục từng ngày. Dẫu biết là rất khó nhưng con người nơi đây luôn cố gắng vươn lên từng ngày để khôi phục lại cuộc sống vui vẻ như xưa.

lang bi bao danh sau 5 thang tet den roi ma nha chua co o ban tho to tien cung khong
Những vật dụng sinh hoạt vẫn nằm lóc lẻm giữa đống gạch đổ nát sau bão số 10. Ảnh Hoài Nam

Ông Nguyễn Sỹ Huyền, Chủ tịch xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên cho biết, hiện chính quyền địa phương đang rà soát lại các hộ còn khó khăn để hỗ trợ giúp đỡ trong dịp Tết sắp tới.

“Chính quyền cùng người dân đã tích cực trong việc hỗ trợ người dân sửa sang lại nhà cửa sau cơn bão để người dân sớm ổn định cuộc sống. Hiện trên địa bàn còn 5 hộ nhà sập do bão, điều kiện không thể phục hồi, xã đã trình ý kiến lên huyện và đã tiến hành chọn mặt bằng nhà ở cho họ ở khu tái định cư và sẽ được triển khai trong thời gian tới”, ông Huyền cho biết thêm.

lang bi bao danh sau 5 thang tet den roi ma nha chua co o ban tho to tien cung khong Bão qua 2 ngày, làng chài ven biển trắng tay ăn mì tôm sống thay cơm

Trận bão lịch sử đi qua khiến làng chài ven biển xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tan hoang như bãi chiến trường.

chọn
Doanh nghiệp bất động sản: Đầu tư NOXH trong 7 năm, lợi nhuận mỗi năm chỉ đạt 1,3 - 1,5%
Theo Giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành, không ít doanh nghiệp sau khi thực hiện một dự án NOXH đã không muốn tiếp tục khi thấy lợi nhuận quá thấp, thủ tục phức tạp, khâu hậu kiểm về giá bán, thanh tra nhiều áp lực...