Lô gạo thơm đầu tiên được hưởng ưu đãi thuế từ hiệp định EVFTA chuẩn bị được xuất đi

Dự kiến sáng 22/9 lô hàng gạo thơm đầu tiên của Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang EU theo chính sách ưu đãi thuế của hiệp định EVFTA. Lô hàng này của Tập đoàn Lộc Trời với số lượng 126 tấn gạo thơm giống Jasmine 85 được đóng gói theo qui cách 18 kg.

Theo Bộ NN&PTNT, theo qui định của Hiệp định EVFTA, hiện có 9 giống lúa thơm của Việt Nam xuất khẩu sang EU được hưởng ưu đãi thuế quan theo hạn ngạch 30.000 tấn bao gồm: Jasmine 85, ST 5, ST20, Nàng Hoa 9, VĐ 20, RVT, OM 4900, OM 5451 và Tài Nguyên Chợ Đào.

Theo đại diện Cục Trồng trọt, hiện tại, 9 giống gạo thơm trên chủ yếu được sản xuất ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tổng sản lượng lúa trung bình tại khu vực này hàng năm khoảng 25 triệu tấn. Trong đó, giống lúa chất lượng cao chiếm 45% và lúa thơm chiếm 30% trong tổng số cơ cấu giống.

Đặc biệt, chỉ tính riêng hai giống  OM 4900, OM 5451 mỗi năm cho sản lượng khoảng 3 triệu tấn gạo. Tương tự các giống còn lại trong số 9 giống trên chiếm khoảng 15% diện tích lúa thơm với sản lượng mỗi năm trên 1 triệu tấn gạo.

“Với 30.000 tấn trong hạn ngạch được hưởng thuế suất ưu đãi khi xuất khẩu sang EU, tiềm năng còn rất lớn cho gạo thơm Việt Nam bởi con số này chiếm khoảng 1% tổng sản lượng gạo thơm của cả nước”, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt nói.

Theo Bộ NN&PTNT, 8 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt trên 4,6 triệu tấn với giá trị trên 2,25 tỉ USD, tăng 10,4% về giá trị so với cùng kÌ năm ngoái. 

Trong đó, các giống OM5451, OM4900, Hương Nhài 85, ST20, RVT, VD20, Nàng Hoa 9, Tài Nguyên Chợ Đào thuộc danh mục gạo thơm xuất khẩu sang EU được hưởng hạn ngạch ưu đãi thuế quan chiếm khoảng 43% đến 46% tổng lượng gạo xuất khẩu hàng năm với khoảng trên 3 triệu tấn.

Hàng năm, EU nhập khẩu gạo 2,3 triệu tấn gạo, kim ngạch là 1,4 tỉ Euro; do vậy, khi thực hiện hiệp định EVFTA, gạo là mặt hàng có tiềm năng lớn để xuất khẩu vào EU. 

Hiện nay, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). 

Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm với cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU hàng năm. Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3-5 năm. 

Trong khi đó, 2 nhà xuất khẩu lớn gạo vào EU là campuchia và Myanmar đang chịu thuế tuyệt đối với mặt hàng này cho đến hết 2021, cụ thể 175 Euro/tấn( 2019); 150 Euro/tấn ( 2020) và 125 Euro/tấn ( 2021).

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.