Lợi thế giúp Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn với doanh nghiệp FDI

Các doanh nghiệp FDI vẫn tiếp tục coi Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn với lợi thế chính trị ổn định, thủ tục hành chính dần thông thoáng, thanh kiểm tra và chi phí không chính thức đã giảm bớt.

Mặc dù toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, Việt Nam vẫn thu hút được một lượng đáng kể vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2020. 

Tính đến cuối tháng 12/2020, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam là 28,5 tỷ USD, bằng 75% so với năm 2019. 

Báo cáo dẫn số liệu từ Tổng cục Thống kê cho biết, vốn đầu tư thực hiện năm 2020 đạt gần 20 tỷ USD, tương đương mức cùng kỳ năm trước.

Theo Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO), đến nay Việt Nam vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp Nhật Bản tìm kiếm các phương án đa dạng hóa chuỗi cung ứng và chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc, tiếp theo là Thái Lan ở vị trí thứ hai.

Yếu tố giúp Việt Nam tăng sức hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài

Trong chương điều tra doanh nghiệp FDI thường niên của Báo cáo PCI 2020, nhóm nghiên cứu PCI phân tích sức hấp dẫn của Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài. 

Cuộc điều tra được thực hiện trên 1.600 doanh nghiệp FDI. Kết quả cho thấy các doanh nghiệp FDI vẫn tiếp tục coi Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn với lợi thế chính trị ổn định, thủ tục hành chính dần thông thoáng, thanh kiểm tra và chi phí không chính thức đã giảm bớt.

Lợi thế giúp Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn với doanh nghiệp FDI - Ảnh 1.

Môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2020 đã có cải thiện trên hầu hết các tiêu chí. (Nguồn: Báo cáo PCI 2020).

Lợi thế giúp Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn với doanh nghiệp FDI - Ảnh 2.

Yếu tố chính trị ổn định của Việt Nam liên tục được các doanh nghiệp FDI đánh giá cao. (Nguồn: Báo cáo PCI 2020).

Theo báo cáo, yếu tố chính trị ổn định của Việt Nam liên tục được các doanh nghiệp FDI đánh giá cao, với tỷ lệ trên 90% và dao động không đáng kể qua các năm.

Việt Nam có rủi ro bị thu hồi mặt bằng sản xuất kinh doanh và rủi ro bất ổn chính sách thấp hơn, sau những bước tiến ấn tượng trong các năm qua.

Tỷ lệ doanh nghiệp FDI nhận định rủi ro bị thu hồi mặt bằng là thấp tại Việt Nam đã tăng từ 64% lên 80%. Tỷ lệ doanh nghiệp FDI cho rằng Việt Nam có rủi ro bất ổn chính sách thấp hơn cũng tăng từ 60% năm 2013 lên 82% năm 2020.

Dù đã có một số bước tiến song hai yếu tố thuế và vai trò của doanh nghiệp trong hoạch định chính sách vẫn còn là điểm yếu của môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Tỷ lệ doanh nghiệp FDI lựa chọn đầu tư vào Việt Nam do các yếu tố này dao động xung quanh mức 60% vào năm 2020.

Các hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, báo cáo PCI 2020 cũng chỉ ra một số vấn đề mà các doanh nghiệp FDI còn quan ngại. Đó là hệ thống thủ tục, quy định, cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ công nếu so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Indonesia và Malaysia.

Chỉ có 32% doanh nghiệp FDI cho rằng hệ thống thủ tục, quy định hoặc cơ sở hạ tầng của Việt Nam trong khi khoảng 42% doanh nghiệp FDI nhận định chất lượng cung cấp dịch vụ công ở Việt Nam tốt hơn các nước kể trên trong khu vực.

Dưới 50% doanh nghiệp FDI đánh giá tích cực 4 yếu tố: Kiểm soát tham nhũng; chất lượng cung cấp dịch vụ công; hệ thống thủ tục, quy định; và cơ sở hạ tầng của môi trường kinh doanh Việt Nam. Trong đó, hai yếu tố đầu được đánh giá là có sự cải thiện đáng khích lệ.

Có gần 40% doanh nghiệp FDI coi chống tham nhũng là một trong những điểm mạnh của Việt Nam trong năm 2020, tăng từ mức xấp xỉ 30% năm 2014. Đánh giá của doanh nghiệp FDI về lĩnh vực chất lượng cung cấp dịch vụ công đã cải thiện đáng kể, tăng từ mức báo động 29% năm 2014 lên gần 46% năm 2020. Mặt khác, hai lĩnh vực hệ thống thủ tục, quy định và cơ sở hạ tầng chưa có sự cải thiện đáng kể trong các năm gần đây.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.