Bộ luật Dân sự sửa đổi năm 2015 đã đặt mốc quan trọng đối với của người chuyển giới bằng việc thừa nhận quyền của người chuyển đổi giới tính. Tuy nhiên, sau 3 năm, dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính vẫn chưa được trình lên Quốc hội, người chuyển giới vẫn mòn mỏi chờ đợi và trì hoãn việc được hưởng các quyền công dân căn bản của mình.
Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Lê Thị Kim Thanh đã có những trao đổi với PV báo Người Đưa Tin liên quan đến tầm quan trọng của Dự thảo luật Chuyển đổi giới tính.
“Hiện nay, Việt Nam có khoảng 300.000 - 500.000 người chuyển giới. Tuy nhiên, nước ta chưa có cơ chế pháp lý để công nhận chuyển đổi giới tính. Trong khi đó, trên thế giới đã có 71 quốc gia ban hành luật này. Đó là sự thiệt thòi lớn đối với cộng đồng người chuyển giới tại Việt Nam. Vì vậy, việc ban hành luật Chuyển đổi giới tính thực sự rất quan trọng…”.
Bộ Luật Dân sự sửa đổi năm 2015 đã thừa nhận quyền của người chuyển giới, song chưa có các quy định cụ thể về các quyền ở các lĩnh vực khác nhau dành cho người chuyển giới.
Người chuyển giới dù có ngoại hình khác biệt nhưng vẫn luôn khao khát yêu và được yêu như bao người. Nhưng con đường đến với hạnh phúc đích thực của họ lại rất xa vời vì nhiều rào cản, định kiến.
Bộ Y tế đang đề nghị xây dựng Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính và đề nghị này được đánh giá là rất cần thiết và nhân văn. Anh Trần Khắc Tùng, GĐ Trung tâm về quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới (Trung tâm ICS) đã có cuộc trao đổi với PV báo PL&XH về vấn đề này.
Mặc dù Điều 37 Bộ luật Dân sự quy định “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật”, tuy nhiên chưa quy định rõ ràng, cụ thể về đối tượng được chuyển đổi giới tính, cơ sở y tế được phép thực hiện… Chính vì vậy, không ít người phải ra nước ngoài chuyển đổi giới tính “chui” và khó khăn trong khâu thay đổi chứng minh nhân dân…
Điều 37: Chuyển đổi giới tính: “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.”
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.