Lượng phát thải khí nhà kính của TPHCM thuộc nhóm cao nhất thế giới

Lượng khí nhà kính của TPHCM khoảng 38,5 triệu tấn CO2, tương đương với một số thành phố lớn như Seoul, London, Buenos Aires nhưng bằng cả nước New Zealand và cao hơn rất nhiều so với Campuchia, Mông Cổ và Myanmar.

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) vừa công bố báo cáo về giám sát phát thải khí nhà kính của TPHCM. Đây là lần kiểm kê khí nhà kính toàn diện đầu tiên của thành phố này.

luong phat thai khi nha kinh cua tphcm thuoc nhom cao nhat the gioi

Phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực giao thông chiếm 45% tổng lượng phát thải của TPHCM

Theo đó, lượng khí thải trong năm 2013 của TPHCM khoảng 38,5 triệu tấn CO2. Phát thải nhà kính của TPHCM chiếm 16% lượng phát thải quốc gia trong khi dân số chỉ chiếm khoảng 9% dân số toàn quốc.

Trong đó, phát thải từ lĩnh vực năng lượng cố định và giao thông chiếm 91% tổng lượng phát thải và hấp thụ khí nhà kính ở TPHCM; phát thải từ lĩnh vực chất thải là 6% và còn lại là phát thải từ các lĩnh vực khác.

Riêng phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng cố định, các lĩnh vực như sản xuất công nghiệp và xây dựng, tòa nhà dân cư, tòa nhà thương mại, tòa nhà hành chính và cơ sở hạ tầng chiếm 96% tổng lượng phát thải.

Đáng chú ý, trong 91 thành phố là thành viên nhóm C40 (nhóm các thành phố cam kết giải quyết vấn đề về biến đổi khí hậu), lượng phát thải khí nhà kính trên bình quân đầu người của TPHCM tương đương với thành phố Seoul, London, Buenos Aires... mặc dù TPHCM phát triển kinh tế ít hơn so với các thành phố này.

Lượng phát thải khí nhà kính của TPHCM thuộc nhóm cao nhất trên thế giới.

Cụ thể, lượng phát thải bình quân đầu người của TPHCM là (4,2 tấn CO2) tương đương với Seoul (4,6 tấn CO2), London (4,7 tấn CO2), Buenos Aires (4,4 tấn CO2). Phát thải của TPHCM bằng khoảng 50% mức phát thải của Tokyo (Nhật Bản) và tương đương 70% mức phát thải của Singapore.

Nếu so sánh với một số quốc gia thì lượng khí thải nhà kính của TPHCM còn cao hơn. Phát thải của TPHCM tương đương với phát thải của nước New Zealand và cao hơn rất nhiều so với Campuchia, Myanmar và Mông Cổ.

Theo các chuyên gia Nhật Bản, việc kiểm kê giúp định lượng cụ thể các nguồn gây phát thải khí nhà kính và dự báo được lượng phát thải trong tương lai. Từ đó, giúp các nhà hoạch định chính sách hiểu được các hoạt động khác nhau trong xã hội góp phần thế nào vào quá trình nóng lên toàn cầu cũng như xác định các khu vực mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính.

Các khí nhà kính giữ nhiệt trong khí quyển và gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu. Các khí nhà kính bao gồm CO2, CH4, N20 và một số khí khác…

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.