Mạnh tay 'dẹp' sách thiếu nhi cẩu thả, nhảm nhí

Những cuốn sách dành cho thiếu nhi có sai sót, thể hiện sự cẩu thả của người làm sách đã “lọt” ra ngoài thị trường dưới cái tên của những nhà xuất bản uy tín. Hệ lụy của nó là không nhỏ, khi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và tư duy của trẻ em.
manh tay dep sach thieu nhi cau tha nham nhi Gợi ý đáp án và lời giải chi tiết đề minh họa môn Sinh THPT Quốc gia 2018
manh tay dep sach thieu nhi cau tha nham nhi Gợi ý đáp án và lời giải đề minh họa THPT Quốc gia 2018 môn Tiếng Anh
manh tay dep sach thieu nhi cau tha nham nhi Gợi ý đáp án và lời giải chi tiết đề minh họa THPT Quốc gia 2018 môn Vật lý
manh tay dep sach thieu nhi cau tha nham nhi Gợi ý đáp án và lời giải đề minh họa THPT Quốc gia 2018 môn Địa lý

Những cuốn sách dành cho thiếu nhi có sai sót, thể hiện sự cẩu thả của người làm sách đã “lọt” ra ngoài thị trường dưới cái tên của những nhà xuất bản uy tín. Hệ lụy của nó là không nhỏ, khi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và tư duy của trẻ em.

manh tay dep sach thieu nhi cau tha nham nhi
Thị trường sách thiếu nhi ở Việt Nam rất sôi động, với đủ các đầu sách, nhưng phụ huynh vẫn lo lắng sợ mua “nhầm” sách có nội dung không phù hợp cho con em mình. Ảnh: Đặng Chung

“Siết chặt” khâu liên kết xuất bản

Hệ lụy từ những trang sách xảy ra sai sót cả về chính tả lẫn kiến thức là vô cùng lớn, vì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy của trẻ, nhưng việc xử lý và hướng khắc phục sai phạm vẫn là câu chuyện dài.

Sau khi bị độc giả phát hiện sai sót, hướng giải quyết quen thuộc của các NXB là “hứa rút kinh nghiệm”, hoặc đổ cho đơn vị liên kết, cho nạn sách lậu. Hoặc mỗi khi những lùm xùm về sai sót trong khâu làm sách thiếu nhi được độc giả phản ánh, truyền thông đăng tải, lời hứa mà dư luận nhận được từ các nhà xuất bản là: “Sẽ tìm hiểu sự việc, đưa ra hướng giải quyết”, nhưng chờ mãi không có hồi âm.

Một thực tế nữa là phần lớn các sách chuyện xảy ra sai sót trong thời gian qua đều rơi vào các ấn phẩm liên kết giữa đơn vị tư nhân và nhà xuất bản. Thống kê của Cục Xuất bản cho thấy, bình quân, hiện nay có tới 80 - 90% số đầu sách mỗi năm là sách liên kết.

Thậm chí, với một số nhà xuất bản, tỉ lệ này còn chiếm đến trên 90%. Điều đáng lo là, dù được thực hiện trên danh nghĩa liên kết xuất bản nhưng các khâu từ chọn bản thảo, biên tập, đến in ấn, phát hành đều do các đơn vị tư nhân thực hiện. Nhà xuất bản chỉ đóng góp tấm giấy phép xuất bản. Chính vì điều này mà liên tiếp những cuốn sách nhảm đã lọt ra thị trường, nhất là sách thiếu nhi.

Một biên tập viên công tác lâu năm trong lĩnh vực xuất bản đã thẳng thắn thừa nhận, nhiều nhà xuất bản hiện nay buông lỏng quản lý trong khâu làm sách liên kết. Tuy nhiên việc liên kết xuất bản không phải là nguyên nhân gây nên sách xấu, mà chính là ở tự thân của một số NXB yếu kém. Vấn đề chính là yếu tố con người và lợi nhuận, buông lỏng quản lý và mức phạt không đủ sức răn đe.

“Tôi thực sự lo lắng vì sách gần như là định hướng tư duy, nhân cách cho con trẻ, vậy nếu sách sai, có nội dung phản cảm thì trẻ sẽ học được gì từ những cuốn sách đó. Hoặc nếu trẻ có nhận biết được những sai sót này thì cũng làm cho trẻ mất lòng tin, bởi “đến sách còn sai nữa là...” – những suy nghĩ của chị Lê Hiền (Đống Đa, Hà Nội) khiến không ít người băn khoăn.

Theo nhà văn Lê Phương Liên, nguyên trưởng ban Sách thiếu nhi, Hội Nhà văn Việt Nam thì hiện nay các NXB đang chạy theo doanh thu, thả lỏng cho đối tác muốn làm gì thì làm. Trong khi người chịu trách nhiệm cuối cùng là giám đốc, tổng biên tập cũng không kiểm soát được nội dung những ấn phẩm liên kết đứng tên đơn vị mình nên mới liên tiếp xuất hiện những “thảm họa” sách thiếu nhi trong thời gian qua.

TS. Vũ Thu Hương - giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng mảng sách thiếu nhi luôn cần phải chỉn chu và chính xác đến từng câu từ. Bởi “Trẻ con như tờ giấy trắng, thường chưa có chính kiến, nên chúng ta dạy gì trẻ sẽ tin và làm theo.

Nếu sách vở và người lớn dạy chúng sai, hay những điều xấu thì tư duy của trẻ cũng ít nhiều bị lệch lạc. Khi đó vấn đề không chỉ dừng ở việc trách nhiệm của người làm sách, mà đó là tội ác”. Vì thế việc siết chặt lại khâu liên kết xuất bản, làm sách, nhất là mảng sách thiếu nhi là cực kỳ quan trọng để “ngăn” sách nhảm lọt ra thị trường.

Cần dán nhãn cho truyện tranh

Về cuốn “Anh hùng Héc-quyn” nằm trong bộ sách “Thần thoại Hy Lạp” của NXB Kim Đồng có chứa nhiều hình ảnh phản cảm, dung tục gây bức xúc dư luận trong những ngày qua, theo ông Chu Văn Hòa - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, năm 2015, Cục từng có văn bản yêu cầu NXB Kim Đồng đình chỉ phát hành bộ sách “Thần thoại Hy Lạp”.

Việc đình chỉ phát hành để nhằm thẩm định lại toàn bộ nội dung và bổ sung đối tượng đọc tại bìa 1 của cuốn sách. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay vẫn còn phát hành bộ sách có nội dung không phù hợp với trẻ em này. Ông Hòa cho rằng, theo quy định của Luật Xuất bản thì đây là trách nhiệm của Giám đốc, Tổng biên tập nhà xuất bản.

Hiện NXB Kim Đồng cũng đã nhận trách nhiệm và hứa sẽ chỉnh sửa nội dung cho phù hợp. Nhưng điều nhiều phụ huynh mong muốn là NXB cần thực hiện nghiêm Thông tư 09 của Bộ TTTT, đã có hiệu lực từ 1.10.2017.

Một nội dung quan trọng trong thông tư là xuất bản phẩm phải có cảnh báo nếu không phù hợp với đối tượng trẻ em. Điều này để bảo vệ trẻ trước sự chồng chéo thông tin. Tuy nhiên, việc dán nhãn cảnh báo như thế nào, dường như vẫn chưa được mấy đơn vị xuất bản chú tâm thực hiện.

Hơn nữa, nhiều người làm công tác xuất bản đang có sự nhầm lẫn, cứ nghĩ truyện tranh là mặc định dành cho đối tượng thiếu nhi. Ví dụ truyện “Thần thoại Hy Lạp”, nếu ai đã đọc những bản dịch sát với nguyên tác thì sẽ thấy phần nhiều truyện trong thần thoại Hy Lạp là dành cho người trưởng thành. Ví dụ như những truyện diễn tả cảnh hiếp dâm, loạn luân, lưỡng tính, làm tình với muông thú... của thần Zeus.

Ngoài ra những năm gần đây, tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước phương Tây còn xuất hiện dòng truyện tranh dành cho người lớn. Những dòng truyện này xuất hiện các hình ảnh bạo lực, hình ảnh nhạy cảm, không hề phù hợp trẻ em. Tuy nhiên, khi về đến Việt Nam, nó vẫn được dịch ra “hết sức vô tư”, không có sự cảnh báo nào với đối tượng trẻ em.

Trong khi phần đông người dân Việt Nam vẫn có quan niệm, truyện tranh là dành cho trẻ con nên đã mua về cho con em mình đọc. Hệ lụy là trẻ nhỏ bị “nhiễm” những điều không đẹp ngay từ sách truyện, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và tư duy.

Đã đến lúc cần dán nhãn cho sách. Mỗi dòng sách cần có ghi rõ: Dành cho độc giả lứa tuổi nào, cảnh báo cho trẻ em. Việc này ít nhất cũng giúp phụ huynh giải tỏa tâm trạng lo lắng, bất an, sợ mua nhầm sách “nhảm”, không phù hợp với lứa tuổi con em mình.

manh tay dep sach thieu nhi cau tha nham nhi Gợi ý đáp án và lời giải chi tiết đề minh họa môn Sinh THPT Quốc gia 2018

Dưới đây là gợi ý đáp án và lời giải chi tiết đề minh họa môn Hóa THPT quốc gia 2018 do trang luyện thi ...

manh tay dep sach thieu nhi cau tha nham nhi Gợi ý đáp án và lời giải đề minh họa THPT Quốc gia 2018 môn Tiếng Anh

Dưới đây là gợi ý đáp án và lời giải chi tiết đề minh họa THPT quốc gia 2018 môn Tiếng Anh do trang luyện ...

manh tay dep sach thieu nhi cau tha nham nhi Gợi ý đáp án và lời giải chi tiết đề minh họa THPT Quốc gia 2018 môn Vật lý

Dưới đây là gợi ý đáp án và lời giải chi tiết đề minh họa THPT quốc gia 2018 môn Vật lý do trang luyện ...

manh tay dep sach thieu nhi cau tha nham nhi Gợi ý đáp án và lời giải đề minh họa THPT Quốc gia 2018 môn Địa lý

Dưới đây là gợi ý đáp án và lời giải chi tiết đề minh họa THPT quốc gia 2018 môn Địa lý do trang luyện ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.