MBS: Lãi suất huy động hiện đã giảm khoảng 1-2%/năm so với giai đoạn cao điểm

Theo MBS, lãi suất huy động ngân hàng có xu hướng hạ nhiệt với mức niêm yết cao nhất là khoảng 9,45%/năm tại các NHTM. Tỷ giá USD/VND có xu hướng tăng nhẹ cùng xu hướng với một số đồng tiền khu vực.

Theo báo cáo thị trường tiền tệ trái phiếu mới đây của Chứng khoán MB (MBS), lãi suất huy động ngân hàng có xu hướng hạ nhiệt.

Cụ thể, các chuyên gia cho biết hiện lãi suất huy động đang đồng loạt giảm khá mạnh với mức giảm khoảng 1-2%/năm so với giai đoạn cao điểm. Sự thay đổi này chủ yếu diễn ra ở cả nhóm ngân hàng quốc doanh.

Lãi suất tiết kiệm trực tuyến (online) cho thấy giảm về bằng mức niêm yết tại quầy, thay vì cao hơn như trước đó. Lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại (NHTM) niêm yết cao nhất là khoảng 9,45%/năm.

Bên cạnh đó, theo khảo sát của Bloomberg, lãi suất liên ngân hàng qua đêm giao dịch ở mức 3,58%/năm, giảm mạnh từ mức 5,9% của cuối tháng trước. Lãi suất các kỳ hạn khác cũng ở quanh mức 3,98%-6,0%/năm, giảm hơn 2 điểm % so với cuối tháng trước.4

 

Về tỷ giá, đồng USD có xu hướng mạnh lên trên thị trường quốc tế. So với cuối tháng 1, tỷ giá USD giữa tháng 2 cũng có xu hướng tăng, tỷ giá trên thị trường tự do tăng 140 đồng, tỷ giá trung tâm và liên ngân hàng lần lượt giao dịch ở mức 23.631 VND/USD, tăng 22 đồng và 23.623 VND/USD, tăng 140 đồng.

Cùng thời điểm, đồng USD phục hồi từ mức thấp nhất trong khoảng hai tuần so với rổ các loại tiền tệ chính, nhờ dữ liệu tháng 1 cho thấy mức tăng giá tiêu dùng hàng năm nhỏ nhất của Mỹ kể từ tháng 10/2021, tuy nhiên điều này không làm thay đổi kỳ vọng của thị trường rằng lãi suất sẽ vẫn tăng trong một thời gian.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 đã tăng 6,4%, mức tăng nhỏ nhất trong khoảng 1,5 năm và theo sau mức tăng 6,5% trong tháng 12. Tuy nhiên, tỷ lệ CPI hàng năm của tháng 1 cao hơn dự báo của thị trường với mức tăng 6,2%.

Do đó, các nhà đầu tư cho biết họ kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất thêm ba lần nữa với 0,25 điểm % mỗi lần, sau khi dữ liệu trong tuần trước (13-19/2) cho thấy lạm phát dai dẳng và khả năng phục hồi của thị trường lao động, theo MBS.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong nửa đầu tháng 2 tiếp tục tập trung vào kênh tín phiếu. NHNN đã phát hành 152.000 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 7-91 ngày, trong khi đó có 201.000 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn trong giai đoạn này, theo đó bơm hơn 48.000 tỷ đồng thông qua kênh này, thông qua nghiệp vụ mua kỳ hạn 7 ngày, lãi suất trúng thầu đều ở mức 6%/năm.

Trên thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP), trong nửa đầu tháng 2, khối lượng TPCP được Kho bạc Nhà nước (KBNN) phát hành thành công đạt 34.460 tỷ đồng trên tổng số 38.750 tỷ đồng chào bán, tỷ lệ phát hành 89%.

Trong đó, các kỳ hạn 10 năm và 15 năm được phát hành 18.000 tỷ đồng và 15.510 tỷ đồng mỗi kỳ hạn. Ngoài ra, KBNN phát hành thành công TPCP ở kỳ hạn 5 năm và 7 năm với khối lượng 750 tỷ đồng và 200 tỷ đồng sau một năm không có trái phiếu trúng thầu tại hai kỳ hạn này.

Ngoài ra, mức lợi suất trúng thầu của các trái phiếu giảm mạnh so với cuối tháng 1. Xu hướng đảo chiều của lợi suất TPCP thường báo hiệu bước ngoặt của lãi suất tiền gửi.

Lợi suất kỳ hạn 10 năm và 15 năm lần lượt là 4,09%/năm và 4,27%/năm, giảm 0,29 điểm % tại cả hai kỳ hạn so với cuối tháng trước. Lợi suất kỳ hạn 5 năm đang ở mức 3,65%/năm.

Mức lợi suất hiện tại dù giảm so với tháng trước nhưng phù hợp với kỳ vọng của thị trường khi tỷ lệ trúng thầu tương đối cao.

Còn trên thị trường thứ cấp, lợi suất TPCP thứ cấp giảm mạnh tại tất cả các kỳ hạn. Khối lượng giao dịch bình quân trên thị trường TPCP thứ cấp tăng 42,3% so với tháng trước. Nửa đầu tháng 2, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng 849 tỷ đồng TPCP.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.