Mỹ phẩm, thực phẩm chức năng dỏm ‘nóng’ dịp cận Tết

Trong 9 tháng đầu năm nay, các cơ quan chức năng đã phát hiện gần 60.000 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm trên cả nước, tạm thu về hơn 26 tỉ đồng.
my pham thuc pham chuc nang dom nong dip can tet Cuối năm, hàng nhái lại tung hoành
my pham thuc pham chuc nang dom nong dip can tet Mua phải hàng rởm, người tiêu dùng phải làm gì?

Hàng giả, nhái diễn biến phức tạp

my pham thuc pham chuc nang dom nong dip can tet
Một số lượng lớn mỹ phẩm ngoại không rõ nguồn gốc bị cơ quan chức năng TP HCM thu giữ tháng 9/2016.

Trong buổi làm việc về vấn đề kiểm soát hàng gian, hàng giả trong lĩnh vực y tế vừa diễn ra TP HCM. Ông Trần Hùng, Phó Chánh văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (389) cho biết, thời gian gần đây, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng trong lĩnh vực y tế diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi.

Lĩnh vực được phát hiện nhiều nhất là mỹ phẩm và thực phẩm chức năng với quy mô lớn. Đáng lưu ý là việc quảng cáo quá phạm vi chuyên môn để đánh lừa người tiêu dùng.

Ông Hùng cho biết thêm, cuối năm là dịp mà các đối tượng xấu lợi dụng nhu cầu tiêu thụ của người dân để tuồn hàng gian, hàng giả ra thị trường, gây nhiều nguy hại cho người tiêu dùng. Đặc biệt, lượng hàng gian, hàng giả nhiều nhất cả nước hiện nay tập trung ở TP.HCM và Hà Nội.

Theo ông Lê Văn Giang, Cục phó cục An toàn vệ sinh thực phẩm, trong 9 tháng đầu năm 2016, các đoàn liên ngành Trung ương và 63 tỉnh thành đã tổ chức kiểm tra 345.106 cơ sở. Qua đó phát hiện 56.978 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm, chiếm 16,51%; đã xử lý 13.307 cơ sở (chiếm 23,35% số cơ sở vi phạm), trong đó phạt tiền 8.920 cơ sở với số tiền phạt: 26.328.783.521 đồng.

Ngoài các hình thức xử phạt chính, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả: Đình chỉ hoạt động 145 cơ sở; đình chỉ lưu hành 133 loại thực phẩm; 606 cơ sở có nhãn phải khắc phục, 3.260 cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm với 4.087 loại thực phẩm bị tiêu hủy do không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm (thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hết hạn sử dụng...).

Riêng kết quả xử lý vi phạm tại Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), từ đầu năm đến ngày 22/11, đã phát hiện, xử lý 86 cơ sở vi phạm với 98 hành vi vi phạm (12 cơ sở vi phạm 2 hành vi) , tổng số tiền phạt: 5.517.558.981 đồng. Thu hồi 16 Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; tạm dừng lưu thông 18 lô sản phẩm vi phạm; chuyển cơ quan điều tra 01 trường hợp (đang trong giai đoạn điều tra, chưa công bố).

Trong đó, 53 cơ sở vi phạm về quảng cáo, xử phạt hơn 1 tỷ đồng; 12 cơ sở vi phạm về chất lượng, xử phạt hơn 3,9 tỷ đồng;... Đáng lưu ý là tình trạng làm giấy tờ giả, phiếu kiểm nghiệm kết quả giả đang diễn biến phức tạp. Cụ thể, phát hiện 3 cơ sở vi phạm về sử dụng phiếu kiểm nghiệm giả và 1 cơ sở vi phạm về tẩy xóa phiếu kết quả kiểm nghiệm.

Tăng cường kiểm soát

my pham thuc pham chuc nang dom nong dip can tet
Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn đề nghị tất cả mọi người cùng tham gia chống hàng giả, hàng nhái.

Cũng trong buổi làm việc, Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc trung ương và địa phương phối hợp để kiểm soát chặt chẽ hàng gian, hàng giả trong lĩnh vực y tế. Cụ thể là trong 3 lĩnh vực: Thực phẩm và thực phẩm chức năng; dược và mỹ phẩm; dược liệu trong y học cổ truyền.

Theo Thứ trưởng, cần đặt lợi ích sức khỏe người tiêu dùng lên hàng đầu, nếu phát hiện sai phạm trong việc kinh doanh, buôn bán hàng gian, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng dưới mọi hình thức trong lĩnh vực y tế sẽ xử lý nghiêm.

Việc kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm phải khách quan, tuân thủ đúng qui định của pháp luật, tránh làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các cơ sở buôn bán chân chính.

Bên cạnh đó, thứ trưởng Tuấn cũng đề nghị các đơn vị có liên quan phải tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để khuyến khích các cá nhân, tổ chức chủ động, tích cực tố giác các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái và kém chất lượng nói chung và đặc biệt đối với các mặt hàng trong lĩnh vực y tế nói riêng.

Đối với các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh buôn bán, thứ trưởng kêu gọi phải tuân thủ qui định của pháp luật. Đồng thời, khuyến cáo người tiêu dùng hãy sáng suốt lựa chọn sản phẩm.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.