Nếu đổi học phí thành giá dịch vụ đào tạo, việc giảm học phí có phải là 'khuyến mại'?

Nếu "học phí" được đổi thành "giá dịch vụ đào tạo" như đề xuất của Bộ GD&ĐT thì việc giảm học phí có được gọi là "khuyến mại" cho người học?
ne u do i ho c phi tha nh gia di ch vu da o ta o vie c gia m ho c phi co phai la khuye n mai Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân: Nên miễn học phí THCS
ne u do i ho c phi tha nh gia di ch vu da o ta o vie c gia m ho c phi co phai la khuye n mai Đề xuất đổi học phí thành 'giá dịch vụ đào tạo': Việc thu học phí đã được đổi mới theo Luật Giá?
ne u do i ho c phi tha nh gia di ch vu da o ta o vie c gia m ho c phi co phai la khuye n mai Đổi học phí thành giá dịch vụ đào tạo: Tự chủ ĐH tại sao chỉ nhăm nhăm vào thu tiền?
ne u do i ho c phi tha nh gia di ch vu da o ta o vie c gia m ho c phi co phai la khuye n mai Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói về đề xuất dùng tên 'giá dịch vụ đào tạo'

Trình bày báo cáo trước Quốc hội ngày 30/5 liên quan đến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đề xuất đổi cụm từ "học phí" thành "giá dịch vụ đào tạo".

Đề xuất này của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã thu hút nhiều ý kiến trái chiều. Dưới góc độ một Luật sư, Th.sĩ Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội cũng chia sẻ quan điểm liên quan đến vấn đề này:

Đổi "học phí" thành "giá dịch vụ đào tạo" có phải là bỏ qua giáo dục?

Có thể nói, những giờ qua vấn đề về thu giá dịch vụ đào tạo và chuyển đổi cơ chế “thu học phí” sang “giá dịch vụ đào tạo” được Bộ trưởng GD&ĐT đề xuất đang là vấn đề nóng được nhiều người quan tâm và thảo luận.

ne u do i ho c phi tha nh gia di ch vu da o ta o vie c gia m ho c phi co phai la khuye n mai
Th.sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường. Ảnh: Báo Bưu điện Việt Nam.

Theo định nghĩa từ điển Wikipedia Tiếng Việt, Giáo dục (tiếng Anh: Education) theo nghĩa chung là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học.

Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định.

Theo Luật Giáo dục đại học 2012, Giáo dục chính quy là hình thức đào tạo theo các khoá học tập trung toàn bộ thời gian tại cơ sở giáo dục đại học để thực hiện chương trình đào tạo một trình độ của giáo dục đại học.

Giáo dục thường xuyên gồm vừa làm vừa học. Còn đào tạo từ xa là hình thức đào tạo theo các lớp học, khóa học tại cơ sở giáo dục đại học hoặc cơ sở liên kết đào tạo, phù hợp với yêu cầu của người học để thực hiện chương trình đào tạo ở trình độ cao đẳng, đại học.

Ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn của một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, khoa học nhất định. Ngành đào tạo bao gồm nhiều chuyên ngành đào tạo. Chuyên ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn chuyên sâu của một ngành đào tạo.

Cũng theo quy định của Luật Giáo dục, học phí là khoản tiền mà người học phải nộp cho cơ sở giáo dục đại học để bù đắp chi phí đào tạo. Học phí được điều chỉnh bởi Luật Phí và lệ phí 2015.

Theo quy định tại Điều 65 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học thì:

“1. Dịch vụ đào tạo gồm: Dịch vụ đào tạo, dịch vụ tuyển sinh và các khoản thu dịch vụ khác theo quy định của pháp luật. Mức thu giá dịch vụ đào tạo được xác định theo quy định tại Điều 105 của Luật Giáo dục.

2. Đối với các dịch vụ do Nhà nước đặt hàng và cấp kinh phí thực hiện: Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính quy định khung giá và giá cụ thể đối với các khoản thu dịch vụ đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học công lập; khung giá, giá tối đa và giá cụ thể dịch vụ tuyển sinh.

Đối với các dịch vụ không sử dụng ngân sách nhà nước: Cơ sở giáo dục đại học xây dựng và quyết định mức giá dịch vụ đào tạo theo quy định của pháp luật. Giá dịch vụ đào tạo phải được công bố công khai cho từng năm học, khoá học cùng với thông báo tuyển sinh.”

Như vậy, hiện nay học phí được tính theo quy định của Luật phí và lệ phí. Tuy nhiên nếu theo đề xuất sửa đổi trên, học phí được chuyển sang thực hiện theo cơ chế tính giá dịch vụ của Luật Giá. Theo dự thảo quy định mới này, giá dịch vụ đào tạo sẽ không chỉ bao gồm học phí mà còn các khoản về các vấn đề như: Nhà nước đặt hàng đào tạo, dịch vụ sử dụng/không sử dụng ngân sách nhà nước, dịch vụ tuyển sinh…

ne u do i ho c phi tha nh gia di ch vu da o ta o vie c gia m ho c phi co phai la khuye n mai
Các thí sinh lớp 12 trong một buổi tư vấn tuyển sinh 2018 tại Hà Nội. Ảnh minh họa: Đình Tuệ.

Việc gọi chung các khoản thu này là Giá dịch vụ đào tạo là theo nghĩa rộng hơn và khái quát cho tất cả các nội dung được đề cập đến trong điều luật dự thảo sửa đổi bổ sung. Tuy nhiên, dùng khái niệm giá dịch vụ đào tạo thì rất tối nghĩa. Dù có Luật giá quy định về cách tính giá trong giáo dục, đào tạo thì vẫn không nên dùng khái niệm tối nghĩa là “thu giá” hay “giá đào tạo”. Có thể dùng khái niệm: Chi phí đào tạo hoặc Phí dịch vụ đào tạo hoặc các khái niệm dễ hiểu khác.

Đối chiếu các quy định pháp luật nêu trên, theo tôi việc tính giá dịch vụ đào tạo không thể coi là bỏ qua giáo dục. Phương pháp tính này chỉ là cách thức để áp dụng tính đúng và tính đủ các khoản chi phí hợp lý cho chương trình giáo dục, đào tạo. Như chúng ta đã biết thì hiện nay các trường đại học đang thu học phí theo Luật Phí và lệ phí do Nhà nước ấn định. Chính vì vậy các trường đại học không được quyền xác định giá đối với các chương trình chất lượng cao hay chương trình ngoài ngân sách.

Trong khi trên thực tế các trường đại học thường có các lớp chất lượng cao, ngành chất lượng cao mà chi phí bỏ ra rất lớn, nếu thu theo khung phí nhà nước ấn định thì không thể đáp ứng và đảm bảo thu lại được chi phí đã bỏ ra.

Mặt khác nhiều sinh viên cũng mong muốn học các ngành chất lượng cao này dù phải bỏ chi phí cao hơn bởi họ sẵn sàng chi trả phí cao để được học tập trong điều kiện chất lượng tốt hơn. Việc quy định giá dịch vụ đào tạo có thể giải quyết được việc thu những chi phí hợp lý này, tất nhiên phải đảm bảo các khoản thu là hợp lý. Đây cũng là cách thức góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường đại học hiện tại.

Đổi học phí thành giá dịch vụ đào tạo, việc giảm học phí có phải là 'khuyến mại'?

ne u do i ho c phi tha nh gia di ch vu da o ta o vie c gia m ho c phi co phai la khuye n mai
Nếu đổi thuật ngữ học phí sang giá dịch vụ đào tạo sẽ khiến nhiều người bất ngờ. Ảnh minh họa: Đình Tuệ.

Hoạt động khuyến mại được coi là một trong những hoạt động xúc tiến thương mại. Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.

Một trong các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại là “Khuyến mại tại trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.” (Khoản 7, Điều 100 Luật Thương mại).

Theo quy định pháp luật hiện hành, việc giảm học phí tại trường học phải thực hiện theo quy định của pháp luật, chỉ các đối tượng không phải đóng học phí hoặc được miễn học phí, đối tượng được giảm học phí, đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm 2020-2021 thì mới được hưởng chính sách miễn giảm học phí.

Nếu đổi học phí thành “giá dịch vụ đào tạo” như dự thảo luật, như tôi đã phân tích nêu trên, giá dịch vụ đào tạo sẽ bao gồm các chi phí hợp lý khác ngoài học phí như giá các dịch vụ do Nhà nước đặt hàng và cấp kinh phí thực hiện, giá dịch vụ không sử dụng ngân sách nhà nước.

Theo đó: Tính giá dịch vụ đào tạo do Nhà nước đặt hàng và cấp kinh phí thực hiện sẽ do Bộ GD&ĐT phối hợp Bộ Tài chính quy định khung giá và giá cụ thể. Việc thu phí sẽ áp dụng theo quy định này.

Còn đối với giá dịch vụ không sử dụng ngân sách nhà nước thì cơ sở giáo dục đại học sẽ xây dựng và quyết định mức giá dịch vụ đào tạo theo quy định và được công bố công khai đối với từng năm, thông báo ngay từ đầu năm học đến người học.

Như vậy, nếu giá qua các năm khác nhau thì không được coi là việc giảm giá dịch vụ đào tạo mà mức giá đó là mức được tính hợp lý dựa trên các chi phí bỏ ra và ấn định từ đầu khóa học.

Tóm lại, giá dịch vụ là văn bản quy định về cách tính giá, phương pháp xác định giá, mức giá... còn giá đó khi tính ta tiền thì có thể gọi là “phí đào tạo”, hay “chi phí đào tạo”, hay “học phí và chi phí”... cũng không sai. Gọi là “giá đào tạo” là không phù hợp với ngành này, làm tăng tính thương mại trong nghề giáo, giảm lễ nghĩa, đạo đức của nghề này.

ne u do i ho c phi tha nh gia di ch vu da o ta o vie c gia m ho c phi co phai la khuye n mai Đề xuất đổi học phí thành 'giá dịch vụ đào tạo': Việc thu học phí đã được đổi mới theo Luật Giá?

Ban soạn thảo Dự thảo Luật Giáo dục đại học đã cung cấp một số thông tin liên quan đến đề xuất đổi thuật ngữ ...

ne u do i ho c phi tha nh gia di ch vu da o ta o vie c gia m ho c phi co phai la khuye n mai Đổi học phí thành giá dịch vụ đào tạo: Tự chủ ĐH tại sao chỉ nhăm nhăm vào thu tiền?

“Tại sao chúng ta cứ nghĩ tự chủ đầu tiên là nhăm nhăm vào việc thu tiền? Việc đổi “học phí” bằng “giá dịch vụ ...

Th.sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường

Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.