Đổi học phí thành giá dịch vụ đào tạo: Tự chủ ĐH tại sao chỉ nhăm nhăm vào thu tiền?

“Tại sao chúng ta cứ nghĩ tự chủ đầu tiên là nhăm nhăm vào việc thu tiền? Việc đổi “học phí” bằng “giá dịch vụ đào tạo” không biết Bộ GD&ĐT đã tính đến cơ hội học ĐH của các sinh viên nghèo ở vùng sâu, vùng xa chưa?”. GS.TS Phạm Tất Dong cho hay.
doi hoc phi thanh gia dich vu dao tao tu chu dh tai sao chi nham nham vao thu tien

GS.TS Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam

Liên quan đến nội dung sửa đổi bổ sung Luật Giáo dục Đại học, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã đề xuất đưa cụm từ "giá dịch vụ đào tạo” thay cụm từ “học phí” để tính phí dịch vụ đào tạo và các khoản thu dịch vụ khác...khiến dư luận dậy sóng, GS.TS Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam cho hay: “Đổi tên “phí” thành “giá” là điển hình cho việc đánh tráo khái niệm nhằm mục đích “tận thu” đối với sinh viên.

Có thể thấy “phí” là chi phí, là hao tổn trong tiêu dùng. Cắt nghĩa từ “học phí” thì có thể hiểu đơn giản là tiền sinh viên nộp cho nhà trường trong khoảng thời gian nhất định về việc học tập của mình. Và số tiền này được nhà nước quy định trong một khung nhất định.

Còn “giá” là giá trị của một vật, được quy định bằng tiền. “Giá dịch vụ đào tạo” là tiền sinh viên nộp cho nhà trường trong khoảng thời gian nhất định về việc học tập của mình. Và số tiền này các trường có thể tự ý đưa ra tùy theo dịch vụ, nhu cầu mà nhà trường cung cấp cho sinh viên. Vì thế nhà trường có thể tăng cũng có thể giảm “giá dịch vụ đào tạo”.

Điều này sẽ vô tình tạo điều kiện khiến các trường có thể “lạm thu”. Các trường chỉ cần giải thích “dịch vụ của tôi cao hơn tôi thu nhiều tiền hơn” thì sinh viên cũng đành chịu và lúc đó biết kêu ai?”.

GS.TS Phạm Tất Dong cũng cho biết thêm: “Với việc thay chữ “phí” bằng chữ “giá” các trường có thể lách qua quy định về phí của Nhà nước. Đồng nghĩa với việc các trường có thể thay đổi giá (tức phí) tuỳ thích.

Tất nhiên, sẽ tạo điều kiện cho các trường ĐH tự chủ nhưng điều quan trọng nhất của tự chủ mà mỗi chúng ta ai cũng mong mỏi là tự chủ về học thuật, chất lượng và đào tạo. Điều này lại không thấy Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhắc đến.

Tại sao chúng ta cứ nghĩ tự chủ đầu tiên là nhăm nhăm vào việc thu tiền? Chúng ta phải hướng tới một nền giáo dục phi lợi nhuận như nền giáo dục ở Pháp và Đức chứ?.

Một nền giáo dục văn minh là nền giáo dục hạ học phí ở mức thấp nhất, thậm chí là miễn phí học phí. Việc đổi từ “học phí” bằng “giá dịch vụ đào tạo” không biết Bộ GD&ĐT đã tính đến cơ hội học ĐH của các sinh viên nghèo ở vùng sâu, vùng xa chưa?”.

doi hoc phi thanh gia dich vu dao tao tu chu dh tai sao chi nham nham vao thu tien Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói về đề xuất dùng tên 'giá dịch vụ đào tạo'

Sáng 30/5, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, ...

doi hoc phi thanh gia dich vu dao tao tu chu dh tai sao chi nham nham vao thu tien Không đồng ý thay thuật ngữ học phí thành giá dịch vụ đào tạo

QH không nhất trí việc thay thuật ngữ học phí bằng giá dịch vụ đào tạo trong Dự thảo Luật Giáo dục và Luật Giáo ...

doi hoc phi thanh gia dich vu dao tao tu chu dh tai sao chi nham nham vao thu tien Bộ Giáo dục đề nghị đổi 'học phí' thành 'giá dịch vụ đào tạo'

Trình bày trước Quốc hội sáng 30-5 các nội dung sửa đổi bổ sung Luật Giáo dục đại học, bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề ...

chọn
VIS Rating: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp vẫn ở mức yếu ngay cả khi dòng tiền được cải thiện do đòn bẩy cao và nợ đến hạn lớn trong năm 2024.