Nếu tháng 5 - 6, Việt Nam ngăn chặn được Covid-19 thì thị trường BĐS nghỉ dưỡng sẽ thức tỉnh và có sự khởi động

Đó là nhận định về thị trường BĐS nghỉ dưỡng của Hội Môi giới BĐS Việt Nam trong báo cáo về tình hình thị trường BĐS Việt Nam quí I/2020.

Theo Hội Môi giới BĐS Việt Nam, trong quí I/2020, sản phẩm ở các dự án du lịch, nghỉ dưỡng mới chào bán ra thị trường rất hiếm, có một số ít các giao dịch đến từ các dự án đã chào bán trước đó.

Nếu tháng 5 - 6, Việt Nam ngăn chặn được Covid-19 thì thị trường BĐS nghỉ dưỡng sẽ thức tỉnh và có sự khởi động - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ: SG.

Tính đến hết năm 2019, trên cả nước (ngoại trừ Phú Yên, Quảng Bình, Hải Phòng, Hà Nội, TP HCM,… và các tỉnh khu vực rừng núi) có 139.281 sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng được đầu tư xây dựng, trong đó 41.667 sản phẩm đã đi vào sử dụng.

STT

Thực trạng đầu tư

Tổng sản phẩm

Đã

sử dụng

Đã hoàn thiện nhưng chưa sử dụng

Đang

xây dựng

Chưa

xây dựng

1

Condotel

82,902

19,611

3,379

44,458

15,454

2

Biệt thự nghỉ dưỡng, Villas

28,099

8,984

1,157

16,248

1,710

3

Phòng Khách sạn

12,617

8,294

-

1,995

2,328

4

Shophouse

15,663

4,778

1,543

5,503

3,839

Tổng

139,281

41,667

6,079

68,204

23,331


Nói về kịch bản của thị trường BĐS nghỉ dưỡng trong quí II/2020, Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho rằng trạng thái "ngủ đông" vẫn có thể diễn ra bởi đây vẫn là giai đoạn chưa kết thúc các hoạt động phòng chống dịch bệnh. 

Hội này cũng nhận định nếu tháng 5, tháng 6, Việt Nam ngăn chặn thành công sự lây lan của dịch bệnh thì thị trường BĐS nghỉ dưỡng sẽ có những động thái thức tỉnh và có sự khởi động.

Liên quan đến thị trường BĐS nghỉ dưỡng của Việt Nam, ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels Châu Á - Thái Bình Dương cho biết: "Công suất phòng khách sạn tại Việt Nam đã giảm 26% trong tháng 2 so với cùng kì năm trước. 

Các TP trung tâm như TP HCM và Hà Nội, mặc dù có sự sụt giảm, nhưng vẫn duy trì được mức công suất tương đối tốt, lần lượt là 48% (tại TP HCM) và thậm chí ở mức cao hơn 60% (tại Hà Nội).

Tuy nhiên, lệnh cấm nhập cảnh đối với khách du lịch quốc tế cùng với mối lo ngại lây lan dịch bệnh của khách nội địa đã khiến cho công suất phòng đạt được trong ba tuần đầu tiên của tháng 3 giảm xuống đáng kể xuống còn một chữ số tại phần lớn các điểm du lịch.

Thậm chí ở một số dự án chủ đầu tư còn đang xem xét việc tạm ngưng hoạt động trong thời gian tới. 

Tình trạng này cũng đang xảy ra tương tự ở Cam Ranh nhưng nhờ vào nhóm du khách Nga và khách nội địa, các khách sạn và khu nghỉ dưỡng tại khu vực này vẫn duy trì được hoạt động.

Phú Quốc duy trì được mức công suất khoảng 40% trong tháng hai, tuy nhiên, việc tạm ngưng nhận các chuyến bay trong thời gian tới sẽ gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến công suất phòng tại đây".

Theo vị GĐ Savills Hotels Châu Á - Thái Bình Dương, trong tháng ba này, khách sạn tại các thành phố lớn đã và đang nhận được một lượng lớn yêu cầu hủy phòng, dẫn tới việc sụt giảm công suất xuống chỉ còn một chữ số tại TP HCM.

Riêng công suất phòng tại Hà Nội dự kiến sẽ cao hơn một chút nhờ vào các hợp đồng từ các doanh nghiệp lớn như Samsung giúp cho một số khách sạn hưởng lợi từ nguồn khách lưu trú ổn định.

Nhận xét về khoảng thời gian cần có để phục hồi sau đại dịch Covid-19, ông Mauro cho rằng: "Thông thường, sau mỗi cuộc khủng hoảng, ngành du lịch luôn có sự phục hồi mạnh mẽ và sự phục hồi này thường diễn ra trong khoảng 6 tháng sau khi có những công bố chính thức về việc kiểm soát hoàn toàn đại dịch".

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.