Ngân hàng mua lại cổ phiếu quỹ, nhà đầu tư chớ vội mừng

Theo các chuyên gia tài chính, với kế hoạch mua cổ phiếu quỹ của các ngân hàng hiện nay đều không liên quan gì đến kỳ vọng diễn biến giá cổ phiếu của nhà đầu tư như từng xảy ra trong quá khứ, mà nó chỉ đơn thuần phản ánh chiến lược của ngân hàng.
ngan hang mua lai co phieu quy nha dau tu cho voi mung Ái nữ, vợ đại gia 'bung tiền' gom cổ phiếu
ngan hang mua lai co phieu quy nha dau tu cho voi mung Techcombank: Nợ xấu tăng lên gần 2,1%, Masan sẽ không tham gia chương trình mua cổ phiếu quỹ
ngan hang mua lai co phieu quy nha dau tu cho voi mung VIB bổ nhiệm Giám đốc nhân sự mới

Vì lợi nhuận cổ đông?

Ngày 5/10/2017, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (mã VIB - UPCoM) hoàn tất lấy ý kiến cổ đông thông qua việc hủy phương án tăng vốn điều lệ được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2017 và phê duyệt phương án mua cổ phiếu quỹ với tỷ lệ 10,1%.

Mặc dù VIB không tiết lộ mức mưa lại nhưng có thể dùng cách tính nhẩm bằng cách ước tính giá 21.500 đồng/cp (tương đương giá đóng cửa ngày 8/10) thì số tiền mà nhà băng này cần để mua lại cổ phiếu của mình là gần 1.225 tỷ đồng.

Trong năm nay, thị trường cổ phiếu ngân hàng cũng từng chứng kiến Techcombank thực hiện việc mua lại cổ phiếu quỹ.

Theo đó, ngân hàng này đã mua lại hơn 172,35 triệu cổ phiếu quỹ (tương đương 19,14% cổ phần đang lưu hành của ngân hàng) trong tổng số gần 222 triệu cổ phiếu đăng ký trước đó.

Thông qua chào mua công khai, mỗi cổ phần được mua với giá bình quân 23.445 đồng/cp. Ước tính, Techcombank đã chi ra khoảng 4.040 tỷ đồng.

Trước khi mua lại cổ phiếu quỹ, Techcombank nói rằng động thái ấy “thể hiện sự cầu thị của Techcombank trước mong muốn của một số cổ đông muốn thu lại lợi nhuận sau 6 năm ngân hàng thực hiện chính sách không chia cổ tức để dồn vốn đầu tư cho phát triển".

Còn lãnh đạo VIB cho hay, việc mua cổ phiếu quỹ chỉ tạm thời làm giảm số dư vốn chủ sở hữu trong ngắn hạn, đổi lại ngân hàng sẽ sở hữu tài sản có giá trị hơn đó là chính cổ phiếu của ngân hàng mình.

ngan hang mua lai co phieu quy nha dau tu cho voi mung
Nhà đầu tư không nên hy vọng một cơn "sốt" trên thị trường khi ngân hàng dốc tiền mua cổ phiếu quỹ

Lý giải về việc các ngân hàng thay nhau mua lại cổ phiếu quỹ, một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng phân tích: Có một số lý do khiến doanh nghiệp mua lại cổ phiếu của chính mình. Đó có thể là do doanh nghiệp dư tiền và tạm thời chưa có nhu cầu sử dụng hiệu quả, nên chọn cách dùng tiền đó để rút bớt số cổ phần đang lưu hành nhằm tăng giá trị thu nhập trên mỗi cổ phần.

Hoặc doanh nghiệp có tiền và tin rằng, cổ phiếu của mình đang bị thị trường định thấp hơn giá tính toán, nên việc mua lại sẽ vừa làm lợi cho cổ đông (giá trị cổ phần tăng), vừa có lợi cho doanh nghiệp nếu sau này bán lại với giá cao hơn giá vốn đã mua (nhưng lợi đó không phải là lợi nhuận).

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp tính toán sai dẫn đến việc mua với giá cao, sau đó giá xuống thấp, thì sẽ “thiệt đơn, hại kép” - đây có thể là khoản lỗ thực “cắn” vào lợi nhuận.

Cũng có ý kiến bình luận của một chuyên gia ngân hàng rằng, việc ngân hàng mua lại cổ phiếu quỹ chẳng qua cũng là…cực chẳng đã. Bởi hiện các ngân còn rất nhiều các kế hoạch cần đến tiền khác, chưa kể nguồn vốn dư giả chẳng những không nhiều mà còn đang phải tính đến huy động thêm càng nhiều càng ít, thì việc bỗng dưng bỏ nghìn tỷ ra để mua cổ phiếu quỹ về làm của để dành rõ ràng không phải là điều đơn giản.

Chiến lược của các ngân hàng

Theo kế hoạch ban đầu, Techcombank sẽ tăng vốn điều lệ thêm khoảng 5.000 tỷ nhằm đáp ứng vốn phát triển cũng như tăng năng lực cạnh tranh, song đến phút chót nhà băng này lại bất ngờ tạm hoãn và ưu tiên mua lại số cổ phần của HSBC để làm cổ phiếu quỹ.

HSBC là cổ đông lớn nắm hơn 19,4% vốn điều lệ và đã đồng hành cùng Techcombank trong một thời gian 12 năm. Trước khi thoái vốn, HSBC cũng đã có tín hiệu “dọn đường” khi rút người khỏi Techcombank vào năm 2012.

Trước thông tin này, thị trường đã đồn đoán rằng, phải chăng ngân hàng ngoại không tìm thấy cơ hội lớn hơn ở Techcombank, cũng có thể Techcombank đang có một chiến lược khác mà HSBC không còn phù hợp nên đường ai nấy đi.

Liên quan đến đối tác chiến lược trong việc mua lại cổ phiếu quỹ, ông Hàn Ngọc Vũ, Tổng giám đốc VIB khẳng định việc mua cổ phiếu quỹ không liên quan tới đối tác chiến lược vì hai bên đã có cam kết sẽ hợp tác tiếp thêm 3 năm nữa và CBA cũng không hề có ý định thoái vốn khỏi VIB ở thời điểm này.

Đề cập đến việc có chăng VIB sẽ mua cổ phiếu từ nhóm cổ đông nào hay không, đặc biệt khi các lãnh đạo của nhà băng này và người nhà đều sở hữu một tỷ lệ không nhỏ? Đại diện ngân hàng đã không trả lời.

Còn về kế hoạch tăng vốn, CEO của VIB cho biết thêm, ngân hàng sẽ hủy toàn bộ phương án tăng vốn đã trình cổ đông.

Lãnh đạo ngân hàng cũng cho biết thêm, ngân hàng dự định sẽ thực hiện tăng vốn trong năm 2018 với việc trình cổ đông cho giữ lại toàn bộ lợi nhuận năm 2017 để tăng vốn, không loại trừ việc gọi vốn từ nhà đầu tư quốc tế.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (13/4 - 19/4): Sắp khởi công nhiều cao tốc ở Bình Dương và Thái Bình
Quốc hội cho ý kiến về báo cáo tiền khả thi cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành; sắp khởi công cao tốc CT 08 đoạn qua Thái Bình và cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua Bình Dương... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.