Người dân bị ảnh hưởng bão số 12 mong được khoanh nợ và cho vay mới

Sau bão số 12, nhiều doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề, hàng ngàn hộ gia đình trắng tay, nợ hàng trăm triệu đồng đến hàng chục tỷ đồng. Với họ, việc được ngân hàng khoanh nợ và cho vay mới là cứu cánh để tái sản xuất và thoát nợ.
nguoi dan bi anh huong bao mong duoc khoanh no va cho vay moi Du lịch Khánh Hòa phục hồi nhanh sau bão Damrey
nguoi dan bi anh huong bao mong duoc khoanh no va cho vay moi Tránh giá VLXD tăng cao sau bão Damrey, Khánh Hòa lập đường dây nóng
nguoi dan bi anh huong bao mong duoc khoanh no va cho vay moi
Bão số 12 làm hàng ngàn DN và hộ gia đình lâm cảnh nợ nần. Ảnh: Khải An

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, tính đến ngày 14/11, bão số 12 và mưa lũ sau bão đã làm 123 người thiệt mạng và mất tích; trên 140.000 nhà bị sập đổ và hư hỏng, 8.554 ha điện tích lúa bị ngập, 21.116 hạ hỏa mà, 25.511 lồng, bè thủy hải sản, 1.348 tàu cá bị chìm, hư hỏng.

Chỉ riêng Khánh Hòa đã có 44 người chết, 1 người mất tích; 212 người bị thương; có 2.792 nhà sập hoàn toàn, 114.098 nhà tốc mái; 29.381 ha cây trồng bị thiệt hại. Trong đó có hơn 4.374 ha lúa, 2.066 ha rau màu, 668 ha cây lâu năm, 15.072 ha cây hàng năm, hơn 7.200 ha cây ăn quả.

Về gia súc, gia cầm và thủy hải sản có khoảng 153.204 con gia cầm, 286 con heo và 626 con bò bị cuốn trôi và chết; 133.023 ha nuôi trồng thủy sản, 68.864 lồng nuôi thủy sản bị cuốn trôi; 1.141 tàu thuyền bị đánh chìm.

Ngoài ra, nhiều công trình thủy lợi, giao thông, điện, thông tin liên lạc, trường học, trạm y tế, trụ sở cơ quan, cơ sở sản xuất và cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh bị hư hỏng nặng ước tính thiệt hại trên 13.500 tỷ đồng.

nguoi dan bi anh huong bao mong duoc khoanh no va cho vay moi
Huyện Vạn Ninh - Khánh Hòa đã có trên 12.400 lồng tôm hùm hư hại sau bão số 12. Ảnh: Khải An

Ông Nguyễn Văn Phai ở huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa, bị bão cuốn trôi hơn 20 lồng tôm hùm cho biết: “Chỉ còn hơn tháng là tôi có thể xuất bán hơn 10 lồng tôm hùm vào đúng vụ Tết dương lịch. Với giá tôm trước bão tôi có thể lời 300 triệu đồng để trả nợ cho ngân hàng. Toàn bộ tài sản giờ đã cầm cố ngân hàng để nuôi tôm giờ mất trắng không biết làm sao trả nợ”.

Cùng cảnh ngộ với gia đình ông Phai là gia đình ông Nguyễn Hồng Sơn ở huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa đã bị bão số 12 làm gẫy đổ, bứng gốc gần 300 gốc sầu riêng và hàng chục gốc bưởi da xanh.

“Hai hecta vườn cây ăn quả của tôi bị mất trắng. Giờ khôi phục lại rất khó, bưởi phải mất năm năm, sầu riêng mất bảy năm mới kinh doanh được. Năm bảy năm là khoảng thời gian quá dài để phục hồi”, ông Sơn nói.

Không chỉ người nông dân, người nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do bão, những doanh nghiệp chúng tôi gặp có đơn vị thiệt hại hàng chục tỷ đồng, cơ sở sản xuất bị hư hỏng phải mất gần tháng trời mới có thể khắc phục.

nguoi dan bi anh huong bao mong duoc khoanh no va cho vay moi
Người dân huyện Khánh Sơn đi gom những trái buổi còn sót lại khi vườn cây đã tang hoang sau bão số 12. Ảnh: Khải An

Hầu hết các DN đều vay vốn ngân hàng để sản xuất nhưng giờ công việc chưa thể bắt đầu lại, vốn cạn và phải trả lãi khiến họ kiệt sức. “Tôi hy vọng NHNN cùng các tổ chức tín dụng cho chúng tôi khoanh nợ và được vay vốn mới với lãi suất ưu đãi để tái sản xuất. Nếu giãn nợ hoặc giảm lãi chúng tôi cũng không thể bắt đầu lại vì đã hết vốn”, một doanh nghiệp trong ngành xuất khẩu thủy sản đề nghị không nêu tên tâm sự.

Theo báo cáo của Chi nhánh NHNN Khánh Hòa, tình hình các đối tượng vay vốn tại các tổ chức tín dụng (TCTD) chưa bao gồm chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội, thiệt hại đã lên đến trên 7.550 tỷ đồng. Trong đó, các đối tượng thuộc Nghị định 55 (về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn) có trên 5.000 khách hàng bị thiệt hại khoảng 589 tỷ đồng, dư nợ vay 1.192 tỷ đồng.

Các đối tượng ngoài Nghị định 55 có trên 1.100 khách hàng bị thiệt hại, dư nợ vay 6.364 tỷ đồng (vốn vay NH vẫn chưa thể xác định cụ thể). Ở nhóm này, DN là đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất với dư nợ lên đến 4.500 tỷ đồng (188 DN).

Trước việc DN và người dân thiệt hại do bão số 12, TS Kinh tế Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN Việt Nam cho rằng, giải pháp căn cơ để giúp doanh nghiệp và người dân phục hồi vào thời điểm này là khoanh nợ và cho vay mới.

nguoi dan bi anh huong bao mong duoc khoanh no va cho vay moi
Để tái sản xuất người dân và doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 12 mong được khoanh nợ và cho vay mới. Ảnh: Khải An

“Việc khoanh nợ giúp doanh nghiệp có thời gian dài không trả nợ trả lãi để doanh nghiệp phát triển trở lại. Nếu giản nợ nhiều chỉ được khoảng 3 năm, ngắn chỉ một vụ mùa, trong bối cảnh hiện nay và thời gian như thế DN hay các hộ kinh doanh khó lòng phục hồi. Hơn hết là khả năng phục hồi nhanh của địa phương sẽ gặp nhiều trở ngại, hạn chế. Khoanh nợ sẽ giúp DN và cá nhân yên tâm kinh doanh, sản xuất, phục hồi sau thiệt hại”, Nguyên Thống đốc NHNN VN chia sẻ.

Theo TS Kiêm, việc khoanh nợ sẽ làm các NH ảnh hưởng về mặt lợi nhuận, lãi có thế giảm và lỗ sẽ tăng thêm nhưng thiệt hại do thiên tai thì DN, cá nhân phải chịu và NH cũng phải chịu. Trong kinh doanh NH cũng đã tính đến rủi ro, nhất là rủi ro bất khả kháng do thiên tai nên NH nào cũng có dự trữ một khoản để bù cho những rủi ro dạng này.

"Nếu NH không cương quyết không khoanh nợ sẽ làm nền kinh tế khu vực bị ảnh hưởng bởi bão Damrey khó phục hồi sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy xấu. Thiệt hại do bão lũ là thiệt hại rõ ràng. Vì DN hay cá nhân vay vốn đều là những người có nghĩa vụ và trách nhiệm đóng thuế cho Nhà nước nên khi bị thiên tại họ cần được hỗ trợ ngược lại”, TS Cao Sỹ Kiêm cho biết.

nguoi dan bi anh huong bao mong duoc khoanh no va cho vay moi Cận cảnh 17 tấn hàng viện trợ các tỉnh bị ảnh hưởng bão lũ của ASEAN

Lúc 11h ngày 16/11, chiếc máy bay chở 17 tấn hàng viện trợ các tỉnh bị thiệt hại do bão số 12 của Trung tâm ...

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.