Nhân tố giúp tín dụng TPBank tăng mạnh bất chấp dịch Covid-19

Nửa đầu năm, tăng trưởng tín dụng TPBank đạt 10,4%, cao hơn nhiều so với bình quân toàn ngành. Kết quả này đến từ sự gia tăng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp và đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp lớn.
Nhân tố giúp tín dụng TPBank tăng mạnh bất chấp dịch COVID-19  - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: TPBank)

Trong 6 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng của TPBank đạt 10,4%, cao hơn nhiều so với mức 3,26% toàn ngành và gần chạm hạn mức tín dụng ban đầu là 11,5%.

Theo Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), tín dụng của TPBank tăng trưởng mạnh trong nửa đầu năm 2020 nhờ được hỗ trợ bởi trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) và cho vay doanh nghiệp lớn.

Số liệu tổng hợp của BVSC cho thấy, TPDN là động lực tăng trưởng chính với dư nợ tăng mạnh kể từ đầu năm, đạt 10.497 tỉ đồng (tương đương 9,5% tổng dư nợ tại thời điểm cuối quí II/2020 so với 4,8% vào cuối năm 2019). Trong khi cho vay doanh nghiệp lớn tăng 12,8% so với cuối năm trước, đạt 8.970 tỉ đồng (chiếm 10,5% tổng dư nợ cuối quí II/2020).

Nhân tố giúp tín dụng TPBank tăng mạnh bất chấp dịch COVID-19  - Ảnh 2.

Nửa đầu năm, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 5,1% so với đầu năm lên 36.156 tỉ đồng (chiếm 39,2% tổng dư nợ cho vay cuối quí II/2020). Cho vay bán lẻ tăng nhẹ 1,5%, đạt 52.318 tỉ đồng, tương đương 54,1% dư nợ, trong đó dư nợ cho vay mua ô tô giảm 4,2% và cho vay mua nhà tăng 6,6%.

Theo BVSC, bước đi chiến lược của TPBank là tập trung hơn vào mảng bán lẻ với thế mạnh ở phân khúc cho vay mua nhà và mua xe. Dư nợ cho vay bán lẻ của ngân hàng liên tục tăng, từ 38,6% tổng cho vay khách hàng cuối năm 2015 lên mức 53,3% cuối năm 2019.

Nhân tố giúp tín dụng TPBank tăng mạnh bất chấp dịch COVID-19  - Ảnh 3.

BVSC cho rằng TPBank đã đi theo xu hướng chung toàn ngành ngân hàng, do phân khúc bán lẻ giúp tối ưu hóa lợi nhuận và phân tán rủi ro tập trung nhờ lợi suất cao hơn và qui mô các khoản vay nhỏ. Trong đó, cho vay mua nhà và mua xe là những động lực chính, với tốc độ tăng trường kép giai đoạn 2015 -2019 lần lượt đạt 84,9% và 78,7%.

Trong hai phân khúc cho vay chiến lược này, TPBank đã áp dụng chiến lược cho vay theo chuỗi giá trị, ngân hàng hợp tác từ các bên thuộc chuỗi giá trị ban đầu (các nhà phát triển bất động sản, nhà sản xuất ô tô) cho đến các bên trung gian (nhà thầu hoặc nhà phân phối ô tô) đến người dùng cuối (người mua nhà và ô tô).

"Chúng tôi cho rằng chiến lược này mang lại lợi ích cho các ngân hàng có qui mô nhỏ như TPBank, tạo ra dòng tiền ổn định, lượng tiền gửi không kì hạn lành mạnh trong hệ thống và từ đó giảm thiểu rủi ro thanh khoản", BVSC đánh giá.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.