Nhật Bản vẫn tăng nhập khẩu đồ nội thất gỗ từ Việt Nam dù COVID-19 khiến nhu cầu tiêu dùng giảm

Tỉ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chiếm tới 29,2% tổng lượng nhập khẩu, tăng 2,5 điểm phần trăm so với 4 tháng của năm 2019.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết theo số liệu từ Cơ quan Hải quan Nhật Bản, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Nhật Bản trong 4 tháng đầu năm 2020 đạt 243.100 tấn, trị giá 78,1 tỉ Yên (tương đương với 713 triệu USD), giảm 5% về lượng, nhưng tăng gần 7% về trị giá so với cùng năm 2019. 

Trong 4 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Nhật Bản từ các thị trường chính đều giảm, trừ thị trường Việt Nam và Indonesia. 

Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ hai cho Nhật Bản. Lượng và trị giá nhập khẩu từ Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2020 đạt 71.100 tấn, trị giá gần 20 tỉ Yên (tương đương 182 triệu USD), tăng gần 4% về lượng và tăng 1,6% về trị giá so với cùng kì năm 2019.

Tỉ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chiếm tới 29,2% tổng lượng nhập khẩu, tăng 2,5 điểm phần trăm so với cùng năm 2019. 

Nhập khẩu từ Indonesia đạt tốc độ tăng trưởng cao trong 4 tháng đầu năm 2020, đạt 11.900 tấn, trị giá 3,6 tỉ Yên (tương đương 33 triệu USD), tăng 10% về lượng và tăng gần 4% về trị giá so với cùng kì năm 2019. tỉ trọng nhập khẩu từ Indonesia chỉ chiếm 4,9% tổng lượng nhập khẩu, tăng 0,7 điểm phần trăm so với cùng kì năm 2019.

Nhật Bản vẫn tăng nhập khẩu đồ nội thất gỗ từ Việt Nam dù COVID-19 khiến nhu cầu tiêu dùng giảm - Ảnh 1.

Thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ cho Nhật Bản 4 tháng năm 2020. Nguồn: Cơ quan Hải quan Nhật Bản.

Trung Quốc là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Nhật Bản trong 4 tháng đầu năm 2020, đạt 99.250 tấn, trị giá 35,6 tỉ Yên (tương đương 325 triệu USD), giảm 7,5% về lượng và giảm 9% so với cùng kì năm 2019. Tỉ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 1,1 điểm phần trăm so với 4 tháng đầu năm 2019, chiếm 40,8%. 

Về chủng loại nhập khẩu, Nhật Bản nhập khẩu hầu hết các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ đều giảm trong 4 tháng đầu năm 2020, trừ mặt hàng đồ nội thất phòng ngủ (mã HS 940350) với khối lượng đạt 38.900 tấn, trị giá đạt 8,5 tỉ Yên (tương đương 78 triệu USD), tăng 2,3% về lượng và tăng 1% về trị giá so với cùng kì năm 2019. 

Nhật Bản nhập khẩu đồ nội thất phòng ngủ nhiều nhất từ Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2020, đạt 17.900 tấn, trị giá 3,5 tỉ Yên (tương đương 32,1 triệu USD), tăng 15,5% về lượng và tăng 13,6% về trị giá so với cùng năm 2019. Tiếp theo là thị trường Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia… 

Nhật Bản vẫn tăng nhập khẩu đồ nội thất gỗ từ Việt Nam dù COVID-19 khiến nhu cầu tiêu dùng giảm - Ảnh 2.

Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ hai cho Nhật Bản. Ảnh: Như Huỳnh.

Đồ nội thất phòng khách và phòng ăn (mã HS 940360) là chủng loại có lượng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng nhập khẩu của Nhật Bản, đạt 142.700 tấn, trị giá 40,15 tỉ Yên (tương đương 367 triệu USD), giảm gần 5% về lượng và giảm 4,7% về trị giá so với cùng năm 2019. Tỉ trọng nhập khẩu mặt hàng này chiếm tới 58,7% tổng lượng nhập khẩu. 

Nhật Bản nhập khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn từ một số thị trường chính trong 4 tháng đầu năm 2020 như: Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Indonesia… 

Tiếp theo là mặt hàng ghế khung gỗ (mã HS 940161 940169) Nhật Bản nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm 2020 đạt 43.800 tấn, trị giá 23,5 tỉ Yên (tương đương 215 triệu USD), giảm 11% về lượng và giảm gần 11% về trị giá so với cùng năm 2019. 

Trung Quốc và Việt Nam là hai thị trường cung cấp chính mặt hàng này cho Nhật Bản, tỉ trọng nhập khẩu từ hai thị trường này chiếm tới 85,6% tổng lượng nhập khẩu.

Cục Xuất nhập khẩu cho biết dịch COVID-19 khiến kinh tế Nhật Bản rơi vào suy thoái trong quí I/2020, sau 2 quí giảm liên tiếp. GDP của Nhật Bản trong quí I/2020 giảm 3,4%.

Tiêu dùng cá nhân tại Nhật Bản giảm 0,7% trong quí I/2020, đánh dấu quí thứ 2 giảm liên tiếp. Chi tiêu tiêu dùng giảm, khiến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Nhật Bản cũng giảm.

Tuy nhiên, nếu dịch COVID-19 được kiểm soát cũng cần phải có thời gian để vực dậy nền kinh tế. Do đó, nhu cầu nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu, trong đó có mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ tại thị trường Nhật Bản cũng chưa khả quan hơn trong quí III/2020

chọn
[LIVE] ĐHĐCĐ Vinhomes: Doanh số 2024 dự kiến 90.000 - 110.000 tỷ, dự án Đông Anh và Đan Phượng đang làm thủ tục pháp lý
Năm 2024, dự kiến doanh số Vinhomes sẽ tăng trưởng so với 2023, đạt khoảng 90.000 - 110.000 tỷ đồng, chủ yếu đến từ Vinhomes Ocean Park 2, 3, dự án mới Vũ Yên và 1 - 2 dự án mới khác.