Nhiều người cho rằng, học các ngành xã hội sẽ khó tìm kiếm cơ hội việc làm. Tuy nhiên với chương trình đào tạo đa ngành tại Đại học KHXH & NV, sinh viên lại có cơ hội nghề nghiệp đa dạng hơn và tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp của trường luôn ở mức cao.
Theo khảo sát mới nhất vào tháng 12/2016 của trường KHXH & NV, tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm từ 6 tháng đến một năm là 91%, trong đó 77% phù hợp chuyên môn, 15% làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp nước ngoài.
Bên cạnh các ngành học cơ bản mang tính chuyên sâu khẳng định thương hiệu Đại học Tổng hợp như Văn học, Sử học, Triết học, Ngôn ngữ học… nhà trường cũng tập trung đào tạo các ngành thế mạnh đáp ứng nhu cầu xã hội như Công tác xã hội, Đông Phương học, Báo chí, Quốc tế học, Khoa học quản lý…
Đa dạng cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp Đại học KHXH&NV. (Ảnh: Trường Đại học KHXH&NV). |
Trao đổi với phóng viên, thầy Nguyễn Văn Hồng, cán bộ phòng đào tạo cho biết: “Trong quá trình theo học tại trường, trung bình một sinh viên sẽ phải học từ 120 đến 140 tín chỉ trong thời gian 4 năm và có từ 2 đến 3 tháng để thực tập.
Ngoài ra, trong hệ thống của ĐHQG còn có sự liên kết đào tạo giữa các trường, các ngành học với nhau. Như vậy, sinh viên sẽ có cơ hội học cùng lúc 2 chương trình đào tạo (hay còn gọi là bằng kép) và nhận 2 bằng đại học chính quy sau tốt nghiệp. Điều kiện để sinh viên được học 2 chương trình này là phải đạt điểm trên trung bình sau năm thứ nhất”.
Lễ trao học bổng Aeon. (Ảnh: Trường Đại học KHXH&NV). |
Trường KHXH & NV cũng là một trong những trường đại học top đầu về quan hệ hợp tác quốc tế. Hiện nay, nhà trường đã thiết lập quan hệ chính thức với hơn 250 trường đại học và viện nghiên cứu trên thế giới để trao đổi cán bộ, học giả nghiên cứu, đào tạo sinh viên, hỗ trợ xây dựng các ngành học… Do vậy, sinh viên theo học tại trường sẽ có nhiều cơ hội nhận học bổng, du học nước ngoài hoặc giao lưu, thực tập tại nước ngoài với kinh phí thấp.
Còn theo thầy Phạm Huy Cường, Phó trưởng phòng Chính trị và Công tác sinh viên cho biết: “Đối với các chương trình hỗ trợ sinh viên sau ra trường nhanh có việc làm, từ 4 năm trở lại đây, nhà trường thực hiện chương trình Đại sứ sinh viên, tham gia tư vấn đầu vào, tổ chức các hoạt động định hướng nghề nghiệp, đào tạo kỹ năng bổ trợ và kết nối với cựu sinh viên nhằm cung cấp thông tin việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp”.
Bên cạnh đó, các hoạt động phong trào của sinh viên cũng được đẩy mạnh và diễn ra sôi nổi, hướng về cộng đồng với gần 40 câu lạc bộ, hội nhóm sinh viên, các chiến dịch Mùa hè xanh, tiếp sức mùa thi, Hiến máu… được tổ chức hàng năm, các hoạt động văn nghệ thể thao, chiếu phim… diễn ra thường xuyên. Cùng rất nhiều giải thưởng lớn nhỏ mà sinh viên đã nhận được từ các hoạt động trên.
Nhiều hoạt động văn-thể-mỹ được đẩy mạnh và diễn ra sôi nổi. (Ảnh: Trường Đại học KHXH&NV). |
Theo PGS.TS Hoàng Anh Tuấn, Phó hiệu trưởng trường Đại học KHXH&NV chia sẻ: “Sắp tới, nhà trường sẽ tổ chức các câu lạc bộ gắn với kỹ năng ngoại ngữ cho sinh viên và chúng tôi đã liên hệ với một số chuyên gia để hướng dẫn cho các em, nhằm tạo cho các em có môi trường học tập phát triển tốt nhất.”
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn là trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, ngôi trường có lịch sử hơn 70 năm hình thành và phát triển. Tiền thân của trường là Đại học văn khoa (1945), sau đó đổi tên thành Đại học Tổng hợp (1956) và đến năm 1995 Đại học KHXH & NV chính thức được thành lập. Hiện tại trường có 17 Khoa với 23 chuyên ngành đào tạo đại học, trong đó có 29 chương trình đào tạo chuẩn và chất lượng cao. Cơ sở vật chất phục vụ đào đạo gồm hệ thống thư viện với hàng chục nghìn đầu sách, hệ thống phòng máy vi tính hiện đại với hơn 300 máy, phòng thực hành, phòng multimedia được đầu tư đầy đủ và đồng bộ… Xét về nguồn nhân lực giảng dạy, nhà trường có 106 Giáo sư, Phó giáo sư, 225 Tiến sĩ và 139 Thạc sĩ. Trong đó, có 10 Nhà giáo được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, 16 Nhà giáo được tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học, công nghệ, 29 Nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, 49 Nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Sau 2 năm các trường thuộc ĐHQG HN (trong đó có trường ĐH KHXH & NV) tổ chức thi tuyển đầu vào đại học theo hình thức đánh giá năng lực, đến năm 2017 các trường chuyển sang xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia (chọn 1 trong 4 tổ hợp bài thi/môn thi). |
Một số hình ảnh về các hoạt động của trường Đại học KHXH & NV:
Chiến dịch Mùa hè xanh. (Ảnh: Trường Đại học KHXH&NV). |
Giải bóng đá nam USSH. (Ảnh: Trường Đại học KHXH&NV). |
Cuộc thi Tài sắc Nhân Văn. (Ảnh: Trường Đại học KHXH&NV). |
Hiến máu nhân đạo. (Ảnh: Trường Đại học KHXH&NV). |
Lễ trao học bổng Chungsoo. (Ảnh: Trường Đại học KHXH&NV). |
Cố vấn HĐTS của Đại học Harvard có mặt trong Hội đồng Quốc gia giáo dục
Ông Trần Đức Cảnh, cố vấn Hội đồng tuyển sinh của Đại học Harvard, có tên trong danh sách 26 thành viên Hội đồng Quốc ... |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Chủ tịch Hội đồng quốc gia giáo dục
Quyết định thành lập Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2016-2021 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban ... |
Thời sự 01:48 | 05/04/2017
Thời sự 23:15 | 04/04/2017
Thời sự 10:51 | 04/04/2017
Thời sự 10:12 | 04/04/2017
Thời sự 23:44 | 03/04/2017
Thời sự 23:29 | 03/04/2017
Thời sự 10:23 | 03/04/2017
Thời sự 03:58 | 03/04/2017