Nhìn lại 15 ngày Việt Nam cách li xã hội 'ghìm cương' dịch Covid-19

Việt Nam đã triển khai một loạt biện pháp chưa từng có trong 15 ngày toàn dân thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về cách li xã hội để phòng chống dịch Covid-19.

Bước vào giai đoạn 2 của dịch (từ ngày 7/3), Việt Nam đã trải qua những ngày cách li toàn xã hội chưa có tiền lệ. Thời gian này, dù vẫn ghi nhận thêm các ca bệnh mới nhưng Việt Nam đã "ghìm cương" dịch Covid-19 với nhiều "con số biết nói". Đây là thời điểm cả nước dồn sức chống dịch Covid-19. Tại cơ sở y tế, các y bác sĩ đã dành hết sức lực và tâm huyết cứu chữa, giành giật sự sống cho các bệnh nhân Covid-19 rất nặng.

Số ca mắc Covid-19 giảm mạnh

Nhìn lại 15 ngày Việt Nam cách ly xã hội ghìm cương dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Bản đồ dịch tễ số ca mắc Covid-19 giảm mạnh sau những ngày cách li xã hội. (Nguồn: Bộ Y tế).

Trong 15 ngày đầu thực hiện cách li xã hội theo Chỉ thị 16 (từ ngày 1 đến 15/4), Việt Nam ghi nhận 60 ca mắc Covid-19 mới, chỉ bằng 40% so với 2 tuần trước đó. Trong những ngày đầu tiên (từ ngày 1 đến 3/4), số ca mắc mỗi ngày dao động từ 9-11 ca thì từ 4/4, số ca mắc mới giảm xuống còn 1-5 ca mỗi ngày. Đã có ngày Việt Nam đón nhận tin vui khi không có ca bệnh mới. Những con số này phản ánh phần nào kết quả thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 1/4 theo chỉ đạo tại Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Nhìn lại 15 ngày Việt Nam cách ly xã hội ghìm cương dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng những con số "biết nói" về số ca nhiễm bệnh, chưa có người tử vong... cho thấy các giải pháp chống dịch của Việt Nam đã mang lại hiệu quả. (Ảnh: Đình Nam).

Nhận định về tình hình dịch Covid-19 trong thời gian này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chia sẻ, với dân số đông, đường biên giới với Trung Quốc dài và là một trong những nước đầu tiên có ca Covid-19, Việt Nam được đánh giá là nước có nguy cơ cao bùng phát dịch Covid-19. Nhưng đến nay, Việt Nam là một trong số ít quốc gia có trên 200 bệnh nhân mà chưa có người tử vong. "Đây là những con số "biết nói" cho thấy sự lãnh đạo đúng, sự thực thi đúng trong phòng chống dịch Covid-19 hiện nay"- Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Thế giới cán mốc 1 triệu ca Covid-19, 12 ngày sau tăng gấp đôi

Nhìn lại 15 ngày Việt Nam cách ly xã hội ghìm cương dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Số ca mắc Covid-19 trên thế giới không ngừng tăng, Việt Nam nỗ lực "kìm chân" Covid-19

Ngày 2/4, số ca Covid-19 trên thế giới vượt mốc 1 triệu ca (hơn 120.000 ca tử vong) và tăng lên hơn 2 triệu ca chỉ sau 13 ngày (ngày 15/4), trong khi trước đó mất hơn 2 tháng con số này mới cán mốc 1 triệu ca. Số ca mắc cũng đã lan ra gần khắp thế giới với 212 quốc gia và vùng lãnh thổ, Mỹ chiếm gần 1/3 ca mắc. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định: "Trong lịch sử chưa từng có dịch bệnh nào lây lan nhanh và rộng khắp như Covid-19". Thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về cách li xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 là một trong những giải pháp quan trọng giúp ngăn chặn dịch bệnh lây qua đường hô hấp.

Xuất hiện nhiều ca bệnh mất dấu F0

Nhìn lại 15 ngày Việt Nam cách ly xã hội ghìm cương dịch Covid-19 - Ảnh 4.

Nhiều ca bệnh mất dấu F0 khiến việc khoanh vùng ổ dịch trở nên khó khăn hơn. (Ảnh: Ngô Nhung).

Trong giai đoạn 2 phòng chống dịch Covid-19, Việt Nam ghi nhận những ổ dịch không xác định được nguồn lây đầu tiên (mất dấu F0). Ngoài các "ổ dịch" lớn như Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) và quán bar Buddha (TP HCM), có thêm các "ổ dịch" nhỏ là ca bệnh 237 (Hà Nội), ca bệnh 243 (Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội), 251 (Hà Nam) bị mất dấu F0. Đến thời điểm này, ổ dịch ở thôn Hạ Lôi đã ghi nhận 13 trường hợp mắc Covid-19.

PGS-TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, nhận định dịch Covid-19 đã có sự lây lan trong cộng đồng. Dù ca Covid-19 mới giảm so với trước nhưng người dân, chính quyền các địa phương vẫn phải luôn cảnh giác, không chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch.

Nhiều bệnh viện bị phong tỏa, cách li

Nhìn lại 15 ngày Việt Nam cách ly xã hội ghìm cương dịch Covid-19 - Ảnh 5.

Bệnh viện Bạch Mai là "ổ dịch" lớn nhất cả nước với 46 ca bệnh Covid-19 có liên quan đã được phong toả, cách li trong 14 ngày. (Ảnh: Văn Duẩn).

Sau khi phát hiện các ca bệnh không rõ nguồn lây, trong 15 ngày qua đã có nhiều bệnh viện bị phong tỏa cách li toàn bệnh viện hoặc phong tỏa một vài khoa phòng, bao gồm các bệnh viện: Bạch Mai, Thận Hà Nội, Việt Pháp, đa khoa Đức Giang (Hà Nội), E Trung ương, đa khoa khu vực Phúc Yên (Vĩnh Phúc), Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, Hữu Nghị, Phụ sản Hà Nội, đa khoa Đại Từ (Thái Nguyên), đa khoa Hà Nam... Hàng ngàn nhân viên y tế, bệnh nhân phải cách li, lấy mẫu xét nghiệm, thực hiện cách li 14 ngày.

Nhìn lại 15 ngày Việt Nam cách ly xã hội ghìm cương dịch Covid-19 - Ảnh 6.

Hàng nghìn nhân nhân y tế phải cách li, lấy mẫu xét nghiệm

Trong số này "ổ dịch" tại Bệnh viện Bạch Mai được coi là lớn nhất tại Việt Nam cho đến hiện tại. Tính từ ca bệnh đầu tiên tại Bệnh viện Bạch Mai được phát hiện vào ngày 19/3, đến nay đã có 46 người mắc Covid-19 có liên quan đến ổ dịch này bao gồm nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và nhân viên phục vụ. Qua rà soát trong khoảng thời gian từ 12- đến 28/3 đã ghi nhận 53.592 người (bệnh nhân nội trú, khám ngoại trú, người nhà/người chăm sóc) đến bệnh viện trong thời gian nói trên. Những người liên quan đều được cách li và lấy mẫu xét nghiệm. Ngày 12/4 Bạch Mai đã được dỡ bỏ phong tỏa, sau 14 ngày cách li.

Nhiều bệnh nhân nặng được xuất viện, hồi phục "vượt tưởng tượng"

Nhìn lại 15 ngày Việt Nam cách ly xã hội ghìm cương dịch Covid-19 - Ảnh 7.

Bệnh nhân người Anh từng rất nguy kịch đã được xuất viện trở về Anh. (Ảnh: BVCC).

Trong thời gian qua, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã điều trị hơn 10 bệnh nhân nặng, thậm chí có những ca bệnh tiên lượng rất xấu nhưng hiện 8 bệnh nhân đã khỏi, xuất viện. Hiện chỉ còn 2 bệnh nhân nặng. Đặc biệt, lúc 22 giờ khuya 13/4, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã cho bệnh nhân số 28 (người Anh, 74 tuổi) ra viện sau hơn 1 tháng điều trị. Bệnh nhân đã có 3 lần xét nghiêm âm tính với SARS-CoV-2. Ông là một trong những bệnh nhân Covid-19 nặng nhất cho đến nay ở Việt Nam. Bệnh nhân có tiền sử ung thư máu 10 năm. Với bệnh nhân 19 (bác gái bệnh nhân 17), từng diễn biến "rất nặng", phải can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo) và 3 lần ngừng tuần hoàn đã "hồi phục vượt tưởng tượng" khi có đáp ứng tốt, gọi hỏi giao tiếp được, nhận biết không gian, thời gian, bản thân tốt...

Nhìn lại 15 ngày Việt Nam cách ly xã hội ghìm cương dịch Covid-19 - Ảnh 8.

Bệnh nhân nặng hồi phục "vượt tưởng tượng"

Với bệnh nhân 91 (phi công người Anh, liên quan ổ dịch tại quán bar Buddha, đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM) không sốt, thở máy, có nhịp tự thở, không chảy máu mũi miệng, kiểm soát rối loạn đông máu tạm ổn, X-quang phổi không tổn thương xấu thêm và đang chuẩn bị "cai" ECMO. Đến nay, Việt Nam chưa có ca bệnh tử vong do Covid-19.

Xuất hiện nhiều ca Covid-19 âm tính rồi dương tính trở lại

Nhìn lại 15 ngày Việt Nam cách ly xã hội ghìm cương dịch Covid-19 - Ảnh 9.

Bệnh nhân Covid-19 ở Quảng Ninh sau nhiều lần âm tính đã dương tính trở lại với SARS-CoV-2 hiện nay đã khỏi bệnh - Ảnh: Bộ Y tế

Việt Nam đã ghi nhận các trường hợp Covid-19 có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 sau đó dương tính lại là nam phi công người Anh (bệnh nhân 91), 2 ca bệnh Covid-19 ở Quảng Ninh (bệnh nhân 52 và 149) và ca bệnh 50 tuổi ở phố Núi Trúc, Hà Nội (bệnh nhân 50). Cá biệt, ca bệnh số 22, xét nghiệm âm tính 3 lần, được ra viện nhưng mới đây đã dương tính trở lại.

Bác sĩ Vũ Minh Điền, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết hiện tương này không chỉ ghi nhận ở Việt Nam, ở một số nước như: Hàn Quốc, Mỹ... đều có trường hợp xét nghiệm virus SARS-CoV-2 đã âm tính nhưng sau đó dương tính trở lại. Có ý kiến cho rằng xét nghiệm ở đây là tìm đoạn gen, đoạn di truyền của virus, lần xét nghiệm sau có thể tìm thấy xác của virus SARS-CoV-2 còn nằm trong tế bào bạch cầu nên kết quả cho dương tính. Ngoài ra, có thể virus tiếp tục nhân lên. Hiện, các nhà khoa học đang nghiên cứu vì đây là chủng virus mới.

Nghiên cứu dùng huyết tương điều trị cho ca bệnh Covid-19 nặng

Nhìn lại 15 ngày Việt Nam cách ly xã hội ghìm cương dịch Covid-19 - Ảnh 10.

Bộ Y tế giao các bệnh viện nghiên cứu việc chiết xuất huyết tương từ máu người đã khỏi Covid-19 để điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng - Ảnh: Lê Hảo

PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết Việt Nam đang tích cực nghiên cứu một số biện pháp trong điều trị bệnh Covid-19, trong đó có việc chiết xuất huyết tương từ máu người đã khỏi Covid-19 để điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nặng. Phác đồ này đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo cùng với các phác đồ của nước bạn như Cuba, Nhật Bản, Pháp.

Nhìn lại 15 ngày Việt Nam cách ly xã hội ghìm cương dịch Covid-19 - Ảnh 11.

Bệnh nhân Covid-19 nặng, từng phải thở máy đã được điều trị thành công - Ảnh: BVCC

Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, BV Huyết học TP HCM và hệ thống các viện huyết học phối hợp cùng các cơ sở điều trị tiến hành lấy máu, chiết tách huyết tương của bệnh nhân Covid-19 đã khỏi bệnh để nghiên cứu, sử dụng điều trị cho người bệnh Covid-19 nặng. TS Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết mục đích của nghiên cứu là cố gắng cứu những bệnh nhân Covid-19 nặng, khi đã hết các phương án điều trị.

64% ca Covid-19 đã được điều trị khỏi bệnh

Nhìn lại 15 ngày Việt Nam cách ly xã hội ghìm cương dịch Covid-19 - Ảnh 12.

Bản đồ mô tả ca bệnh Covid-19 tại Việt Nam đến sáng 18/4 - nguồn: Bộ Y tế

Tính đến hết ngày 15/4, sau 2 tuần thực hiện cách li xã hội, Việt Nam đã có 171 ca Covid-19 được xuất viện/ công bố khỏi bệnh, đưa về tuyến dưới theo dõi sức khỏe (chiếm 64% trong tổng số ca mắc bệnh tại Việt Nam).

Nhìn lại 15 ngày Việt Nam cách ly xã hội ghìm cương dịch Covid-19 - Ảnh 13.

Nhìn lại 15 ngày Việt Nam cách ly xã hội ghìm cương dịch Covid-19 - Ảnh 14.

Nhiều bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. (Ảnh: Ngô Nhung).

Đến sáng 18/4, số bệnh nhân được chữa khỏi Covid-19 đã tăng lên 198 người (chiếm 74%). Hiện cả nước còn 70 ca bệnh Covid-19 đang điều trị tại 12 cơ sở y tế trên cả nước. Đặc biệt, lần đầu tiên kể từ khi Việt Nam bước vào giai đoạn 2 của dịch (ngày 7/3), đã 48 giờ trôi qua, Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới. Số ca mắc Covid-19 ở nước ta hiện vẫn là 268 ca.

Thêm 3 bệnh nhân người nước ngoài được chữa khỏi bệnh Covid-19

93365069_2761815210598060_6773424808911699968_o

Hai bệnh nhân người nước ngoài được công bố khỏi bệnh sáng 18/4- Ảnh: Bộ Y tế

Trưa 18/4, thông tin từ tiểu Ban điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết sáng cùng ngày đã có thêm 3 bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh, tất cả đều là người nước ngoài. Trong số 3 bệnh nhân nói trên có 1 trường hợp điều trị tại Bệnh viện Điều trị Covid-19 Cần Giờ (TP HCM) và 2 bệnh nhân tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi (TP HCM). Cả 3 trường hợp trên sẽ tiếp tục được cách li và theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo.

Như vậy, đến thời điểm này, tại Việt Nam đã có tổng cộng 201 bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh (chiếm 75% tổng số bệnh nhân).

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.