Những cơn sốt đất ăn theo quy hoạch sân bay

Theo các chuyên gia, việc đầu tư đất theo quy hoạch cũng có nét tương đồng như chứng khoán. Chỉ cần một sự kiện, một thông tin,... cũng có thể tạo thành xu thế, phong trào trên thị trường. Mặc dù vậy, không phải nhà đầu tư nào cũng có đủ năng lực xử lý các thông tin, phân biệt đâu là xu thế "ảo" để tránh bị thua lỗ.

Cơn sốt đất cục bộ đầu năm 2021 gọi tên "Bình Phước" ngay sau thông tin lãnh đạo tỉnh này có buổi khảo sát vị trí làm sân bay lưỡng dụng 500 ha tại Hớn Quản.

Chuyện muôn thuở: Những cơn sốt đất ăn theo quy hoạch sân bay - Ảnh 1.

Một con đường tại xã An Khương, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước "kẹ cứng" sau khi có thông tin địa phương xin xây dựng sân bay lưỡng dụng. (Ảnh: TH).

Ghi nhận tại thời điểm cuối tháng 2, giới đầu cơ từ khắp nơi kéo về khu vực này để thổi giá, chèo kéo người dân, nhộn nhịp như một chợ bất động sản.

Một môi giới sinh sống tại địa phương này cho biết, sân bay dự kiến mở nhưng chưa biết chính xác ở đoạn nào, có thể nằm ở huyện Hớn Quản do khu vực này có quỹ đất nhiều và bằng phẳng, giáp khu công nghiệp. Một lô đất 10x55 m tại thị trấn Tân Khai, huyện Hớn Quản có giá 500 triệu đồng đối với đất chưa lên thổ cư, còn đất thổ cư giá khoảng 660 triệu đồng cho lô 10x40m.

"Giá đất khu vực này do môi giới làm hết, giá tăng gấp hai, thậm chí gấp ba trong vòng một tuần là rất ảo, 300 - 400 triệu đồng/mét ngang, có khi 500 triệu đồng/mét ngang cũng không có", người này nói.

Chuyện muôn thuở: Những cơn sốt đất ăn theo quy hoạch sân bay - Ảnh 2.

Thông tin rao bán đất quanh khu vực được cho là sắp xây dựng sân bay Técníc xuất hiện tràn lan trên các trang rao bán bất động sản. (Ảnh chụp màn hình).

Trước tình trạng trên, UBND huyện Hớn Quản đã có thông báo cho người dân cảnh giác trước các hình thức tư vấn, lôi kéo của các cò đất để không gây thiệt hại về tài sản cho bản thân, không mua đất khi chưa có pháp lý rõ ràng, nhất là khu đất còn là đất lâm nghiệp.

Chủ tịch UBND huyện Hớn Quản cũng yêu cầu Công an huyện phối hợp với UBND các xã cử lực lượng chức năng nắm bắt thông tin, điều tra, xử lý tổ chức, cá nhân đưa thông tin sai sự thật về quy hoạch sân bay.

Thực tế, tình trạng sân bay chưa làm nhưng giá đất đã tăng chóng mặt không phải hiếm gặp. Trước đây, ngay từ khi có thông tin sẽ triển khai dự án sân bay Long Thành, nhiều chuyên gia đã đưa ra dự báo, giá đất nền khu vực này có thể sẽ tăng từ 5 đến 10 lần.

Đầu năm 2015, thời điểm dự án chưa được phê duyệt, theo phản ánh, đất đai xung quanh dự án có giá chỉ khoảng 300 nghìn đồng/m2, tương đương chỉ khoảng 300 triệu đồng/sào. Thế nhưng, ngay sau khi thông tin dự án được Quốc hội phê duyệt, giá đất tại khu vực này đã tăng 10 lần lên 3 triệu đồng/m2, tương đương hàng tỷ đồng/sào.

Một người dân tại đây cho biết, đất nông nghiệp xung quanh dự án sân bay Long Thành thời gian gần đây đang được rao bán với giá thấp nhất khoảng 1,2 - 1,5 tỷ đồng/sào đối với vị trí 4; hơn 1,5 - 2 tỷ đồng đối với vị trí 3; hơn 2 - 3 tỷ đồng đối với vị trí 2 và hơn 3 tỷ đồng đối với vị trí 1 (mặt tiền đường Hương Lộ 10, đoạn qua xã Bình sơn, xã Suối Trầu cũ, xã Cẩm Đường cũ).

Hay như hồi năm 2017, khi có chủ trương nghiên cứu, đề xuất nâng cấp và mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, đất đai tại một số tuyến đường xung quanh khu vực này ngay lập tức lên cơn sốt.

Theo khảo sát của Công ty định giá bất động sản Gạch Vàng, đất tại đường Quang Trung thời điểm đó có giá từ 117 triệu đồng/m2, đường Nguyễn Oanh có giá hơn 58 - 74 triệu đồng/m2, đường Phạm Văn Đồng có giá hơn 84  - 103 triệu đồng/m2.

Tại quận Tân Bình, giá đất đường Hoàng Hoa Thám có giá khoảng 161 - 210 triệu đồng/m2, đường Trường Chinh giá từ 180 - 212 triệu đồng/m2, đường Tân Sơn giá từ 71 - 88 triệu đồng/m2, đường Cộng Hoà giá hơn 111 - 133 triệu đồng/m2,...

Tại khu vực phía Bắc, phương án xây dựng sân bay Nội Bài thứ hai diện tích 720 ha cũng kéo giá đất tại một số xã thuộc huyện Sóc Sơn tăng theo. Cụ thể, theo phản ánh, giá đất nền trong ngõ ở Tân Trại (xã Phú Cường) vào thời điểm giữa năm 2018 đã lên tới 15 – 25 triệu/m2. Trong khi trước đó chỉ có giá khoảng 10 triệu đồng/m2,..

Đua nhau đề xuất làm sây bay

Theo tờ trình Quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không (CHK), sân bay toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn 2050 lên Bộ GTVT, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất lựa chọn phương án đến năm 2030 cả nước sẽ có 26 CHK, bao gồm 14 CHK quốc tế (QT) và 12 CHK nội địa. Định hướng đến năm 2050, cả nước có 30 CHK, gồm 15 CHKQT và 15 CHK nội địa.

Hiện nay, cả nước có 22 CHK và đến năm 2050 sẽ được bổ sung thêm 8 CHK. Tuy nhiên, theo tìm hiểu, hiện có không ít địa phương đề xuất xây sân bay là Cao Bằng, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Bạc Liêu, Hà Nội và mới đây nhất là Ninh Bình, Bình Phước, Bắc Giang, Hà Giang.

Điều đáng nói, đề xuất sây sân bay vẫn còn chưa biết có được chấp thuận hay không thì giới đầu cơ đã nhăm nhe thổi giá đất "hòng" tạo sóng.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản đã yêu cầu Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu phản ánh của báo chí liên quan đến việc UBND tỉnh Ninh Bình đề xuất bổ sung một  vị trí sân bay tại tỉnh này liệu có là "chiêu trò thổi giá đất". Cụ thể, tỉnh này đề xuất vị trí sân bay có thể đặt tại huyện Kim Sơn hoặc huyện Yên Khánh.

Theo chuyên gia kinh tế TS. Đinh Thế Hiển, khi xuất hiện thông tin về những dự án lớn hạ tầng lớn như đường sá, khu đô thị,... thì việc kéo theo giá đất xung quanh tăng lên là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng có thể được thực hiện nhanh chóng. Nhiều dự án chỉ mới nằm trên quy hoạch hay dự thảo mà phải mất vài năm, thậm chí hàng chục năm mới có thể triển khai.

Cũng theo vị chuyên gia này, việc đầu tư đất theo quy hoạch cũng có nét tương đồng như chứng khoán. Chỉ cần một sự kiện, một thông tin,... cũng có thể tạo thành xu thế, phong trào trên thị trường.

Mặc dù vậy, không phải nhà đầu tư nào cũng có đủ năng lực xử lý các thông tin, phân biệt đâu là xu thế "ảo" để tránh bị thua lỗ.

Do đó, điều đầu tiên nhà đầu tư cần có là trang bị cho mình tầm nhìn kinh tế vĩ mô, xác định tiềm năng của khu đất thông qua các yếu tố như địa lý, điều kiện tự nhiên,...

"Xem xét sự phát triển của một khu vực không chỉ dừng lại ở một vài ý kiến. Khu vực có giá trị đất đai lâu dài thường là nơi có đông dân cư, xí nghiệp, nhà máy, dịch vụ thương mại,… Đối với những khu vực này, nhà đầu tư có thể chờ đợi nhiều năm. Còn những nơi hoang vu, hẻo lánh thì đến 10 năm sau chưa chắc đã phát triển được", ông Hiển nhận định.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.